Mật Ong Rừng Tràm Xác Lập Giá Mới Ở Cà Mau
Lần đầu tiên, mật ong - đặc sản rừng tràm U Minh Hạ đạt mức giá cao kỷ lục khi được bán từ 350.000 - 500.000 đồng/lít. Mức giá trên tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2012.
Lý giải cho việc giá mật tăng cao, một số hộ chuyên sống bằng nghề gác kèo ong ở Tập đoàn Phong Ngạn 19 Tháng 5 (xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) cho rằng, thời gian gần đây do tình hình rừng tràm khô hạn nặng, người gác mật bị hạn chế vào rừng khai thác mật ong nhằm hạn chế xảy ra cháy rừng nên nguồn mật khan hiếm. Trong khi đó, Hội Nông dân huyện U Minh cho rằng, giá mật tăng cao một phần xuất phát từ nguyên nhân vừa nêu, một phần nhờ mật ong đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, có chỉ dẫn địa lý, công tác tuyên truyền, quảng bá được đẩy mạnh... nên đặc sản này tăng giá.
Được biết, thời điểm cận Tết cho đến đầu mùa mưa là khoảng thời gian khai thác mật chính vụ tại Cà Mau. Thời gian này, chất lượng mật cực tốt, sản lượng cao hơn so với mật được khai thác vào những tháng mùa mưa.
Có thể bạn quan tâm
"Thực tế hiện nay, khi mua hoa quả, người tiêu dùng thường không lấy hóa đơn, tôi đề nghị khi mua hoa quả nhập khẩu cần lấy hóa đơn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình".
Trước những thách thức đặt ra đối với cây quýt đường, hiện ngành chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp. Đặc biệt, không ít nhà vườn có tâm huyết tại xã Long Trị đang làm mọi cách để tìm lại vị ngọt vốn có của trái quýt đường bằng những kinh nghiệm của mình.
Quốc gia Nam Mỹ này có thể chứng kiến sản lượng cà phê giảm xuống dưới 40 triệu bao trong năm 2015, ông Silas Brasileiro, Chủ tịch Hội đồng Cà phê Quốc gia Brazil (CNC), cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Brasilia hôm thứ Năm 24/7. Hạn hán đã thúc đẩy giá cà phê kỳ hạn tăng tới 61% trong năm nay ở thị trường New York.
Trong những năm gần đây, việc đưa các tiêu chí sản xuất nông nghiệp an toàn như VietGAP; HACCP... đã được ngành nông nghiệp tuyên truyền, khuyến khích nông dân ứng dụng rộng rãi nhưng trên thực tế kết quả đạt được còn rất khiêm tốn...
Hiện nay, diện tích cà phê già cỗi hơn 20 năm tuổi khoảng 86 nghìn héc-ta, chiến 17,3% tổng diện tích. Ngoài ra còn có khoảng 40 nghìn héc-ta dưới 20 năm, nhưng đã có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất thấp. Tổng diện tích cà phê cần thay thế trong 5 đến 10 năm tới khoảng 140 đến 160 nghìn héc-ta.