Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Sản Xuất Của Cánh Đồng Mẫu Lớn

Hiệu Quả Sản Xuất Của Cánh Đồng Mẫu Lớn
Ngày đăng: 16/12/2013

ĐBSCL là vùng trồng lúa quan trọng nhất cả nước. Mặc dù năng suất và sản lượng lúa gia tăng, nhưng cuộc sống của người nông dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa.

ĐBSCL có nhiều vùng đất khác nhau và trong mỗi vùng sản xuất, nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn. Mùa mưa, những vùng trũng lúa bị ngập úng, nhiều trà lúa non bị chết do nước chụp. Giai đoạn thu hoạch, nhiều cánh đồng lúa chín bị chìm trong nước lũ. Vào mùa nắng, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào trong nội đồng gây nên hiện tượng thiếu nước ngọt vào cuối vụ đông xuân.

Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi chưa tương xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp. Công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch chưa hoàn thiện đồng bộ. Điều kiện phơi sấy chưa đảm bảo nên luôn gặp trở ngại thu hoạch lúa hè thu và thu đông sớm trong mùa mưa.

Đặc biệt, việc tiêu thụ lúa hàng hóa sau khi thu hoạch lại hoàn toàn tùy thuộc vào sự biến động giá cả của thị trường. Nông dân là người làm ra hạt lúa nhưng không có quyền quyết định giá bán sản phẩm và hưởng lợi thấp nhất trong phần giá trị của hạt gạo.

Xuất phát từ mục tiêu hướng về nông dân, góp phần giải quyết những khó khăn của nông dân trong tiêu thụ nông sản hàng hóa, Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) đã mở ra một ngành hoạt động mới là “đầu tư thu mua và chế biến lúa gạo”. AGPPS thành lập vào năm 1993. Qua thời gian, công ty đã dần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh từ cung ứng giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chuyển giao trực tiếp quy trình canh tác cho bà con nông dân thông qua lực lượng FF (nay đổi thành 3 cùng) đến việc thu mua, chế biến và tiêu thụ lúa gạo.

Toàn bộ hoạt động trên được triển khai trên nền tảng của chương trình hướng về nông dân, gồm ba hợp phần chính: Cùng nông dân ra đồng, cùng nông dân chăm sóc sức khỏe và cùng nông dân vui chơi giải trí. Trong chiến lược phát triển theo chuỗi giá trị nông nghiệp của AGPPS, có ba cột mốc quan trọng là: Sự ra đời của chương trình cùng nông dân ra đồng (2006); đầu tư, thu mua và chế biến lúa gạo (2010) và xây dựng Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (2012).

Từ quý III - 2010, AGPPS chính thức triển khai chương trình “Đầu tư, thu mua và chế biến lúa gạo” với mô hình đầu tiên được thực hiện tại xã Vĩnh Bình (Châu Thành), hay còn gọi là cánh đồng mẫu lớn (CĐML). Theo đó, công ty thực hiện chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo khép kín từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu, ký hợp đồng tiêu thụ lúa tươi với bà con nông dân, lực lượng FF trực tiếp hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cung ứng giống, thuốc, phân bón với lãi suất 0% suốt vụ, nông dân được hỗ trợ miễn phí các khoản bao bì, vận chuyển, sấy và thu mua theo giá thị trường. Nếu giá chưa ưng ý, bà con có thể gởi trong kho 30 ngày không tính phí lưu kho.

Với những sự hỗ trợ này, nông dân hợp đồng được hưởng lợi 65 đồng/kg lúa cho việc không tính lãi suất ngân hàng vật tư ứng trước, 100 đồng/kg lúa cho bốc xếp vận chuyển về nhà máy, 270 đồng/kg lúa cho sấy miễn phí và lưu kho 30 ngày. Tổng cộng, người dân hợp tác được hưởng lợi 435 đồng/kg lúa sản xuất ra.

Hạt gạo làm ra có giá thành hạ, nhưng chất lượng cao hơn. Mỗi một giống lúa được thu hoạch riêng từ một vùng địa lý có địa chỉ cụ thể nên hạt gạo sản xuất ra là sản phẩm của một giống lúa nhất định, chứ không lẫn tạp và đảm bảo có thương hiệu. CĐML đã được AGPPS thực hiện từ năm 2010 và liên tục phát triển cho đến nay. Hạt lúa làm ra từ CĐML đều được công ty thu mua lúa tươi toàn bộ. Các giống lúa chất lượng cao được gieo trồng trong vùng nguyên liệu là: Jasmine 85, OM 4218, OM 5451, OM 6976, OM 7347.

Tổng diện tích gieo trồng trong 6 vụ lúa kể từ vụ đông xuân (2010-2011) đến vụ thu đông 2012 là 23.247 héc-ta, trong đó, trồng nhiều nhất là vụ hè thu 2012 với 9.470 héc-ta và 3.200 nông dân tham gia. Vụ đông xuân 2012 – 2013, vùng nguyên liệu CĐML của AGPPS đã xuống giống được trên 18.000 héc-ta để cung cấp lúa cho bốn nhà máy là Vĩnh Bình và Thoại Sơn (An Giang), Tân Hồng (Đồng Tháp) và Vĩnh Hưng (Long An) .

Theo số liệu “Sổ tay ghi chép sản xuất lúa” của 200 nông dân hợp đồng chọn ngẫu nhiên trong vùng nguyên liệu của AGPPS và số liệu trung bình qua 5 vụ sản xuất lúa trên CĐML thuộc vùng nguyên liệu AGPPS cho thấy, năng suất lúa trung bình trong mùa mưa (hè thu, thu đông) chỉ bằng 77,2% năng suất lúa trong mùa nắng (đông xuân).

Tổng chi phí bình quân là 18,99 triệu đồng/héc-ta, trong đó, hạt giống chiếm 9,9%, phân thuốc 50,5% và tổng các chi phí dịch vụ (làm đất, bơm nước, chăm sóc, thu hoạch) chiếm 39,4%. Tổng thu đạt 43,56 triệu đồng/héc-ta, với năng suất lúa bình quân 6,72 tấn/héc-ta và giá bán bình quân 6.460 đồng/kg. Giá thành 1 kg lúa 2.863 đồng, lợi nhuận bình quân đạt 24,91 triệu đồng/héc-ta, tỉ lệ lợi nhuận trên tổng thu trung bình đạt 56%, cao hơn mức quy định tối thiểu 30%.


Có thể bạn quan tâm

Vinamilk Chi Hàng Tỷ Đôla Cho Trang Trại Bò Sữa Vinamilk Chi Hàng Tỷ Đôla Cho Trang Trại Bò Sữa

Sự kiện này đánh dấu quá trình đầu tư không ngừng của đại gia sữa này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng chuẩn quốc tế cho hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải, làm mát, ép phân tự động, thức ăn chăn nuôi cho bò sữa...

19/07/2014
Bỏ Nghiệp Thủy Thủ Về Quê Làm Triệu Phú Nuôi Lợn Bỏ Nghiệp Thủy Thủ Về Quê Làm Triệu Phú Nuôi Lợn

Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.

19/07/2014
Châu Thành (An Giang) Tổng Kết Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Năm 2014 Châu Thành (An Giang) Tổng Kết Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Năm 2014

Có thể thấy, trồng bắp thu trái non, có thời gian đầu tư ngắn, dễ chăm sóc và có thể trồng xen canh với các loại rau màu khác. Đặc biệt là kết hợp với chăn nuôi bò cho lợi nhuận kinh tế ổn định, rất phù hợp cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân cải thiện đời sống nông thôn trên cùng diện tích đất.

05/12/2014
BISUCO Thu Mua Mía 10 Chữ Đường Với Giá 900.000 Đồng/tấn BISUCO Thu Mua Mía 10 Chữ Đường Với Giá 900.000 Đồng/tấn

Vụ ép này, BISUCO có kế hoạch thu mua 400 ngàn tấn mía nguyên liệu, trong đó thu mua 53 ngàn tấn mía nguyên liệu trong tỉnh với giá 900.000 đồng/tấn mía 10 chữ đường (mua tại ruộng). Nếu nông dân bán mía tại nhà máy, BISUCO sẽ hoàn trả chi phí vận chuyển mía cho nông dân.

05/12/2014
Nông Dân Xã Đông Hưng Thu Nhập Khá Từ Mô Hình Đa Canh Nông Dân Xã Đông Hưng Thu Nhập Khá Từ Mô Hình Đa Canh

Ông Phan Mười Ba, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng được biết đến là người xây dựng thành công mô hình đa cây, đa con nhiều năm nay. Vốn là một lão nông chăm chỉ, gắn bó lâu năm với ruộng vườn nên từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ông Mười Ba đã khoanh ngọt diện tích đất gần 7.000 m2 để thoả mãn niềm vui trồng rau, nuôi cá.

19/07/2014