Ngưng Cấp Phép Tận Thu Cát Trong Ao Tôm Ở Trà Vinh
Sau khi Báo SGGP có bài phản ánh “Ùn ùn bán đáy ao tôm… trả nợ”, ngày 21-5, UBND huyện Duyên Hải (Trà Vinh) có công văn chỉ đạo ngành chức năng tạm ngưng cấp phép cải tạo ao hồ tận thu cát trên địa bàn 2 xã Dân Thành và Trường Long Hòa, kiểm tra thực tế, báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Riêng đối với 124 hộ dân đã được cấp phép tận thu cát ao hồ nuôi tôm (ảnh) để san lắp mặt bằng Trung tâm Điện lực Duyên Hải phải tuân thủ nghiêm các quy định: về độ sâu không quá 2,5 mét; khoảng cách bờ ranh ao nuôi giữa các hộ phải từ 10 mét trở lên; khỏa lại đáy ao bằng phẳng sau khi cải tạo và tận thu cát; gia cố, đảm bảo không gây sạt lở bờ bao...
Có thể bạn quan tâm
Ứng dụng nano bạc là giải pháp hữu hiệu trong xử lý môi trường nước tại các vùng nuôi tôm đang bị ô nhiễm hiện nay.
Tại khu vực Bắc Trung Bộ, mưa kéo dài nhiều ngày nay khiến những vùng thấp trũng có nguy cơ ngập úng rất cao.
Bà Nông Thị Vì - người dân tộc Tày, ở thôn Nà Chạp, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã góp phần xây dựng nên thương hiệu “Quýt ngọt” nức tiếng.
Là một cù lao trên sông Tiền, được phù sa bồi đắp, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy có lợi thế để phát triển vườn chuyên canh cây ăn trái.
Theo Công ty TNHH Một thành viên Bò sữa TP.HCM (thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn), nhằm tạo sự gắn kết giữa công ty và người chăn nuôi, sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy chế biến sữa bò Củ Chi, công ty sẽ cho cổ phần hóa và bán cổ phần cho nông dân.