Hiệu Quả Phân Bón NPK Lâm Thao Cho Lúa Tái Sinh
Lúa tái sinh hay còn gọi là lúa chét, sau khi gặt lúa chiêm xuân nếu gặp điều kiện thuận lợi, lúa tái sinh sẽ phát triển tốt và sau 40 - 45 ngày sẽ cho thu hoạch.
Xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ có diện tích lúa mùa 150/250 ha thường xuyên bị ngập úng, cấy nhiều lần mà vẫn không cho thu hoạch. Để giúp bà con nơi đây SX có hiệu quả trên diện tích lúa mùa bấp bênh, Cty CP Supe phốt phát & hóa chất Lâm Thao đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Lâm Thao và HTXNN Xuân Lũng khoanh vùng làm lúa tái sinh.
Ngay từ đầu vụ xuân, Trạm Khuyến nông huyện Lâm Thao đã tuyên truyền khuyến cáo để nông dân đưa các giống lúa lai có khả năng tái sinh tốt, tập trung vào các vùng làm lúa tái sinh. Đến giai đoạn cây lúa vào chắc xanh, Cty Lâm Thao đã phối hợp với Trạm Khuyến nông và HTX tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa tái sinh, sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao 12.5.10-14 cho bà con vùng quy hoạch lúa tái sinh. Kết quả 100% diện tích lúa (100 ha) lúa tái sinh được thực hiện đúng quy trình chăm sóc bón phân NPK-S 12.5.10-14 với lượng là 15 kg/sào thực hiện bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật.
Bón lần1: Trước khi thu hoạch lúa xuân 5 -7 ngày với lượng bón NPK-S 12.5.10-14 là 5 kg/sào.
Bón lần 2: Vào thời điểm sau thu hoạch lúa xuân 7 - 10 ngày với lượng NPK-S 12.5.10-14 là 10 kg /sào vào thời điểm sau thu hoạch lúa xuân 7 - 10 ngày, đây là đợt bón phân để nuôi mầm lúa giúp lúa phát triển nhanh, tạo bông to, nhiều hạt.
Ngoài việc bón phân đầy đủ, theo đúng quy trình kỹ thuật bà con nông dân còn thực hiện tốt một số khâu chăm sóc cho cây lúa tái sinh như thường xuyên giữ mực nước 4 - 5 cm trên ruộng lúa, làm tốt công tác kiểm tra phòng trừ sâu bệnh, như sâu đục thân, bọ xít.
Nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật bón phân NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao hợp lý nên toàn bộ diện tích 100 ha lúa tái sinh cho năng suất khá cao. Bình quân đạt 80 - 90 kg/sào, nhiều ruộng tốt đạt 100 - 120 kg/sào. Sau khi trừ chi phí phân bón, nông dân thu lợi 80 kg lúa/sào tương ứng với 520.000 đ/sào.
Để có được thành công cho mô hình lúa tái sinh tại xã Xuân Lũng, ngoài yếu tố tập trung chỉ đạo của cán bộ từ huyện đến xã và sự tích cực tham gia của các hộ nông dân, việc sử dụng phân bón NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao để bón là yếu tố quyết định đến năng suất của cây lúa.
Ông Hà Ngọc Giang, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Lâm Thao trong hội nghị tổng kết mô hình lúa tái sinh, cho biết: “Khi sử dụng phân bón NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao cho lúa đảm bảo cân đối nguồn dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển. Nguồn dinh dưỡng trong ruộng lúa tái sinh vừa bị huy động hết để nuôi cây lúa vụ chính. Do đó trước khi thu hoạch lúa vụ chính cần phải giữ 1 lượng nước nhất định 4 - 5 cm sau đó bón phân NPK-S dạng hạt làm phân chìm sâu và ngấm dần vào đất cung cấp dinh dưỡng cho cây, có tác dụng hơn hẳn so với bón phân đơn.
Do là diện tích sâu trũng mực nước luôn cao do đó bón phân đơn sẽ ít có tác dụng. Ngoài ra việc chuyển đổi cơ cấu giống mùa vụ: Lúa lai trà xuân sớm - lúa tái sinh - lúa mùa muộn hoặc vụ đông sớm sẽ làm tăng hiệu quả so với cơ cấu mùa vụ trước đây: Xuân muộn - mùa sớm - vụ đông do vụ mùa thường xuyên ngập úng.
Trao đổi với hộ nông dân trực tiếp tham gia mô hình trồng lúa tái sinh, bà Nguyễn Thị Lan, khu 12, xã Xuân Lũng cho biết: “Đây là lần đầu tiên gia đình tôi tham gia làm lúa chét, tôi thấy làm đơn giản, dễ làm, ít tốn công, chỉ phải chi phí phân bón; đặc biệt bón phân NPK-S của Lâm Thao cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt hơn, khẳ năng cho năng suất cao hơn so với ruộng lúa tôi bón phân đơn. Vụ sau tôi sẽ sử dụng phân NPK-S để bón chứ không sử dụng phân đơn nữa”.
Mô hình trên đã khẳng định ưu việt của NPK-S Lâm Thao không chỉ đối với lúa xuân và lúa mùa mà còn rất tốt đối với lúa tái sinh. Đây là tín hiệu vui đối với bà con nông dân có diện tích lúa một vụ chiêm, một vụ chiêm ăn chắc, vụ mùa bấp bênh… đưa lúa tái sinh sử dụng phân bón NPK Lâm Thao sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Từ kết quả này chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều nơi làm vụ lúa tái sinh, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Từ 20/01 đến 10/2 là thời vụ gieo mạ xuân muộn tốt nhất đối với các tỉnh vùng đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc. Theo dự báo của cơ quan khí tượng Trung ương trong thời gian này toàn bộ miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tăng cường gây rét đậm, rét hại trên diện rộng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của trà mạ xuân.
Như chúng ta đã biết trong các sản phẩm 2,4 D dùng làm thuốc trừ cỏ (thường là muối 2,4 D natri hoặc 2,4 D dimethyl amin) có chứa một lượng chất chlorophenol không được tổng hợp hết gọi là phenol tự do.
Giá phân bón ngày càng leo thang, thay đổi từng ngày đã ảnh hưởng rất nhiều đến người nông dân nói riêng và nền nông nghiệp nước nhà nói chung.
Theo dự báo của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4, bệnh Lùn sọc đen (LSĐ) vẫn tiếp tục gây hại đối với cây lúa, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc, nơi có dịch LSĐ bùng phát trên diện rộng từ nhiều ngày qua.
Ngày nay, nếu con người có thể áp dụng thành công công nghệ di truyền (genetic engineering) để điều khiển bộ gen của cây trồng nhằm tạo ra các giống cây mới có đặc tính mong muốn, thì, tương tự, cũng có thể áp dụng công nghệ sinh thái (ecological engineering) để kiến thiết đồng ruộng theo ý muốn nhằm thu hút thiên địch đến diệt trừ sâu hại cây trồng để giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường.