Nhìn Lá Bón Phân Cho Lúa
Trong giai đoạn sinh trưởng lúa bị sâu bệnh tấn công nhiều, gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân cũng như môi trường do phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh.
Trong bón phân cho lúa, khi bón thừa phân đạm sẽ gây nên đổ ngã giai đoạn trổ và hình thành hạt. Khi lúa đổ năng suất giảm lúc thu hoạch và còn gây ra lúa lép nhiều, chất lượng gạo kém, giá bán thấp, lợi nhuận giảm.
Đặc biệt, trong giai đoạn sinh trưởng lúa bị sâu bệnh tấn công nhiều, gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân cũng như môi trường do phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh. Thừa đạm còn gây ô nhiễm môi trường do lượng nitrat chảy vào trong nguồn nước hoặc tồn dư nitrat trên hạt sẽ không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Có thể khắc phục bằng cách áp dụng bảng so màu lá lúa, có các thang màu hướng dẫn nông dân bằng trực quan khi đối chiếu màu lá lúa với các thang màu. Từ đó có thể biết được lúa đang thiếu, đủ hay thừa đạm để áp dụng phân bón thích hợp nhằm tránh thừa đạm.
Vụ hè thu và thu đông tổng lượng phân bón áp dụng cho phân nguyên chất là từ 60 – 85kg N + 25 – 50kg P2O5 + 30kg K2O. Tương đương với một lượng phân thương phẩm là từ 130 – 180kg urê + 152 – 303kg super lân + 50kg KCl cho 1ha.
Thời kỳ bón và nhìn lá bón phân:
Giai đoạn 7 - 10 ngày sau sạ (NSS): Lân bón từ 25 - 35kg P2O5 + 30kg K2O + 20 - 25kg N cho 1ha. Có thể sử dụng tỷ lệ lân cao hơn nếu bón vụ trước ít hơn 30kg P2O5/ha và nếu đất luân phiên ướt và khô thì áp dụng từ 40 - 50kg P2O5/ha.
Giai đoạn 18 - 22 NSS, lúc này là giai đoạn lúa đâm chồi cần sử dụng bảng so màu lá lúa để đối chiếu. Nếu thang màu 4, không nên áp dụng phân N.
Giai đoạn 30 - 53 NSS, lúc lúa hình thành gié, sử dụng bảng so màu lá lúa để điều chỉnh lượng N. Nếu thang màu 4, không nên áp dụng phân N.
Nghiên cứu của ngành nông nghiệp cho thấy ruộng lúa vụ hè thu bón mức đạm 100kg N/ha biểu hiện màu xanh thời kỳ lúa đứng cái quá mức bình thường (thừa đạm) so với mức 80kg N/ha lúa có màu hơi vàng chanh và cây mọc khỏe.
Cách sử dụng bảng so màu: Đầu tiên chọn ngẫu nhiên 10 cây hoặc bụi lúa không sâu bệnh trong ruộng với mật độ đồng đều. Sau đó chọn lá cao nhất phát triển đầy đủ từ mỗi cây hoặc bụi. Đặt phần giữa lá này trên thang màu và so màu lá với thang màu.
Không nên tách ra hoặc làm hư lá lúa rồi so màu lá trong bóng râm của cơ thể để tránh nắng rọi trực tiếp làm đổi màu lá. Nên chỉ so màu với một người với cùng thời gian trong ngày cho mỗi lần so màu lá. Cuối cùng so 10 lá rồi tính giá trị trung bình của thang màu.
Bảng so màu lá lúa có 4 thang màu với các mức màu từ trái sang: Màu xanh thừa đạm; màu xanh đủ đạm; màu hơi vàng thiếu đạm ít; màu vàng nhiều lúa thiếu đạm.
Có thể bạn quan tâm
Để hạn chế thiệt hại của bệnh lùn sọc đen, trước khi đem mạ đi cấy, nên phun phòng trừ rầy
Trong kỹ thuật thâm canh cây lúa, cấy mạ non giúp lúa đẻ khỏe là tiền đề cho lúa nhiều bông, năng suất cao.
Để đạt năng suất cao cho lúa xuân, ngoài việc bón phân cân đối thì khâu nước tưới đóng góp một phần không nhỏ cho kết quả này.
Phòng ngừa ngộ độc mặn được thực hiện ngay từ đầu vụ, vì giai đoạn mạ cây lúa rất mẫn cảm với độ mặn.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật gieo mạ vụ xuân: chuẩn bị giống, xử lý hạt giống, làm đất, gieo mạ, che phủ bạt và chăm sóc mạ