Hiệu Quả Nuôi Ghép Cá Thát Lát Còm Với Cá Chép V1

Năm 2013, hộ ông Nguyễn Văn Ái ở ấp Gò Sầm, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn để thực hiện mô hình nuôi ghép cá thát lát còm với cá chép V1 trên diện tích 1.000m2.
Cá giống được đặt mua ở địa chỉ tin cậy, con giống có chất lượng tốt (màu sắc tươi sáng, cá khỏe mạnh, không bị dị dạng, không bị trầy xước, không có dấu hiệu bệnh), kích thước giống 8 – 10 cm. Để khắc phục tình trạng ăn thịt lẫn nhau thì phải thả con giống cá chép V1 có kích cỡ bằng hoặc lớn hơn con giống cá thát lát còm. Mật độ thả: Cá thát lát còm: 10 con/m2; Cá chép V1: 0,5 con/m2. Tổng số cá thát lát còm là 10.000 con và tổng số cá chép V1 là 500 con.
Sau khi thả cá giống từ 12 – 24 giờ, tiến hành cho cá ăn. Thức ăn của cá là cá tạp xay nhuyễn với khẩu phần ăn từ 10% - 12% so với khối lượng cá thả. Hàng ngày cho cá ăn 2 lần (buổi sáng: 7 – 8h; buổi chiều: 17 – 18h). Trong khi cho ăn thường xuyên theo dõi khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp (tránh tình trạng cho ăn thiếu hoặc thừa thức ăn) bằng cách: Thức ăn sau khi xay nhuyễn được vắt cục rồi bỏ vào sàn ăn đã được bố trí ở nơi cố định, có cầu công tác thuận tiện cho việc cho cá ăn.
Theo dõi thời gian cho cá ăn trong khoảng 45 phút, nếu sau 45 phút cá chưa ăn hết lượng thức ăn đã cung cấp thì số thức ăn còn lại là thức ăn thừa và cần điều chỉnh giảm ngay bữa sau; ngược lại trong khoảng 45 phút cá đã ăn hết lượng thức ăn đã cung cấp thì cần tăng lương thức ăn ngay bữa sau, lượng thức ăn tăng trong bữa sau khoảng 5% so với lượng thức ăn cung cấp trong bữa đó.
Phương pháp nuôi ghép cá thát lát còm với cá chép V1 rất hiệu quả, có thể áp dụng ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có nguồn nước ngọt chủ động. Hơn nữa, việc nuôi ghép giữa cá thát lát còm với cá chép V1 là giải pháp tăng hiệu quả kinh tế từ việc giảm đáng kể sử dụng một số loại thuốc, hóa chất, vi sinh để phòng - trị bệnh và xử lý môi trường do tận dụng tập tính dinh dưỡng của cá chép và tăng sản lượng (cá chép V1) trên cùng một đơn vị diện tích.
Kết quả, sau thời gian nuôi 7 tháng khi cá thát lát còm đạt kích cỡ 3 con/kg, cá chép V1 đạt kích cỡ 1 kg/con. Theo tính toán của chủ hộ nuôi: so với mô hình nuôi đơn cá thát lát thì ngoài việc thu được lợi nhuận (trên 100 triệu) từ cá thát lát còm ra còn giảm được đáng kể chi phí thuốc, hóa chất, vi sinh phòng trị bệnh và cải thiện môi trường ao nuôi, tăng thêm sản lượng cá chép V1 (tính cho 1.000m2) khoảng 450 kg thì thu nhập tăng thêm trên 40 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí con giống, thức ăn.
Có thể bạn quan tâm

Liên tục trong những ngày qua, tại khu vực hồ nuôi cá ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) xảy ra tình trạng cá chết nổi trắng hồ. Dọc các hồ nuôi tôm trước đây (nay người dân chuyển sang nuôi cá, chủ yếu là cá rô phi), cá chết la liệt không rõ nguyên nhân.

Vải thiều sớm xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) từ lâu đã được nhiều người biết tới với vị hương thơm, mát, ngọt; cũng là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thúc đẩy tiêu thụ quả vải tươi.

“Sổ đỏ” có giá trị chứng minh sở hữu tài sản. Nhưng nhiều hộ nông dân đã thế chấp ngân hàng hoặc cầm cố để vay vốn làm ăn. Từ đó xảy ra nhiều chuyện bi hài...

Tại chợ hoa đầu mối Quảng Bá (quận Tây Hồ, Hà Nội), hiện giá hoa hồng chỉ 10.000đ/100 bông hoa khá đẹp.