Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả mô hình ủ chua thức ăn trong chăn nuôi bò

Hiệu quả mô hình ủ chua thức ăn trong chăn nuôi bò
Ngày đăng: 26/05/2015

Tham gia mô hình “Ủ chua thức ăn” có 8 hộ dân ở thị trấn Tân Sơn và xã Hòa Sơn, với số lượng 23 con bò. Theo đó, mỗi hộ được hỗ trợ một máy băm cỏ trị giá 6,8 triệu đồng (huyện hỗ trợ 70%, các hộ đối ứng 30%) và hỗ trợ 50% thức ăn ban đầu.

Ông Phạm Văn Hùng ở thôn Tân Bình, xã Hòa Sơn, hộ được chọn làm mô hình cho biết: Các phần phụ phẩm dư thừa như rơm, thân cây bắp, cây mì… được gia đình cho vào máy băm nhỏ khoảng 5 - 7cm và phơi khoảng 1 ngày mới ủ chua. Với 100kg cỏ hoặc thân cây bắp, cây mỳ… trộn với 5kg cám gạo, 0,5kg muối hạt, 1kg đường mật, sau đó trộn đều muối và cám.

Khi cho cỏ, phụ phẩm nông nghiệp vào bao nilon khoảng 20 phân thì rải đều cám, muối, đến lớp trên cùng hòa lượng mật đường tưới đều, sau đó ém hơi, buộc kín để tránh không khí vào làm hỏng. Khoảng hơn 1 tuần là bò ăn được và có thể để được trong vòng 6 tháng. Mỗi ngày, một con bò trưởng thành có thể sử dụng từ 10 - 15kg thức ăn ủ, kết hợp với cho ăn cỏ.

Trường hợp nuôi nhốt hoàn toàn, có thể cho ăn từ 15 - 20kg/ngày. Ông Hùng chia sẻ: Gia đình có 4 con bò nuôi vỗ béo theo hình thức bán công nghiệp, trước đây khi chưa tham gia mô hình, đàn bò tăng trưởng rất chậm. Từ khi áp dụng phương pháp ủ chua thức ăn, tạo được nguồn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, bò rất thích ăn và tăng trọng nhanh hơn so với ngoài mô hình khoảng 30%. Tính ra chi phí cho một lần ủ chua chỉ mất từ 80 - 100 ngàn đồng.

Bà Nguyễn Thị Bình, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Ninh Sơn cho biết: Mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò được đánh giá là hiệu quả nhất, hiện nay, phù hợp với điều kiện của địa phương. Đặc biệt là áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào chăn nuôi, giảm công lao động, chi phí. Hiện nay, có 4 xã đã đăng ký tham gia mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò.


Có thể bạn quan tâm

Béc Phun Tự Chế Giúp Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Vườn Béc Phun Tự Chế Giúp Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Vườn

Anh Lại Trường Vũ (SN 1978) - chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xuất thân trong gia đình nông dân. Gia đình anh canh tác hơn 6 công vườn. Do chi phí đầu tư hệ thống tưới tiêu khá lớn, đặc biệt là béc phun, có loại phải tốn hơn 4 triệu đồng cho một công vườn, từ đó anh đã tìm tòi tự chế ra loại béc phun giá thành rất rẻ mà vô cùng tiện ích.

09/07/2013
Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất

Nhiều năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) luôn đi đầu trong việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, trong đó mô hình cấy lúa mùa theo phương thức không làm đất đã được khẳng định với nhiều ưu điểm như năng suất tăng, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra, tạo quỹ đất để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Hiện nay, mô hình này đang được nông dân các địa phương trong huyện áp dụng và nhân rộng qua từng năm.

09/07/2013
Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật

Sở Công thương tỉnh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa có buổi làm việc với huyện Châu Phú (An Giang) về tình hình cung ứng giống đậu bắp, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Jamine Global GAP và việc xây dựng nhà máy sơ chế nguyên liệu.

09/07/2013
Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.

09/07/2013
Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà

Từ đầu năm 2013 đến nay, TP.Đông Hà đã phát động nhân dân sống tại 13 tuyến đường trung tâm thành phố tổ chức trồng được 927 cây lộc vừng.

09/07/2013