Hiệu quả mô hình trồng nấm rơm từ rơm cuộn

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng các loại phụ phẩm, rơm trấu trong sản xuất lúa, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, việc đưa vào sử dụng máy cuốn rơm giúp nông dân thu gom rơm thuận lợi và hiệu quả, vận chuyển thuận lợi, tăng thu nhập từ bán rơm, qua đó phát triển dịch vụ cuốn rơm, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường do đốt rơm.
Để giúp nông dân làm quen với việc sử dụng rơm cuộn trong chăn nuôi và trồng nấm, mô hình (MH) chuyển giao kỹ thuật trồng nấm được thực hiện tại thôn Tân Hội, xã Phước Hưng (Tuy Phước) có quy mô 100 cuộn rơm, 3 hộ nông dân trực tiếp tham gia. Trung tâm KNKN đã phối hợp với SNV hỗ trợ rơm cuộn, giống meo nấm và chuyển giao kỹ thuật sản xuất nấm rơm; các hộ trực tiếp tham gia MH đã tuân thủ và thực hiện tốt hướng dẫn.
Kết quả, năng suất nấm tại MH ước đạt 200 kg/100 cuộn rơm (tương đương 130 kg/tấn rơm nguyên liệu), cao hơn 20 - 30% so với làm từ rạ bó. Với giá bán nấm tại thời điểm là 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, MH còn lãi gần 4,95 triệu đồng. Từ kết quả này, Trung tâm KNKN cùng SNV tăng cường khuyến cáo, vận động nông dân sử dụng rơm cuộn để trồng nấm.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình ông Vũ Quang Huy ở thôn 14 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu và 1 ha đất trồng các loại cây ngắn ngày; hàng năm, luôn có mức thu nhập từ 600 triệu đồng trở lên. Về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo ông Huy thì đối với tiêu, nếu như trước đây thường có tâm lý bón phân, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan thì nay, cách làm của gia đình đã khác.

Sau 5 tháng triển khai nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 90%, trọng lượng đạt 0,5 kg/con, lợi nhuận đạt 20 triệu đồng/sào. Trong quá trình nuôi, các hộ dân đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Cán bộ của Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã Gia Nghĩa đã phổ biến kỹ thuật và phát tài liệu về kỹ thuật nuôi một số loại cá cho các hộ dân và khuyến nông viên.

Xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo có 2.300ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Hầu hết diện tích rừng nằm trong khu vực phòng hộ sông Đà nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sống con người... Những năm qua xã Mường Mùn luôn xác định bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và nhân dân trên địa bàn.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, những năm qua, huyện Điện Biên Đông luôn nỗ lực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) cho người dân. Thông qua các hình thức chuyển giao đào tạo, bồi dưỡng; trực tiếp hướng dẫn nông dân áp dụng KHKT vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn... Đó là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau quả trong năm 2014 có khả năng đạt mức hơn 1,4 tỷ USD, con số cao nhất từ trước cho đến nay. Dự báo sẽ có làn sóng nhập khẩu lớn từ thị trường Việt Nam trong những năm tới sẽ là cơ hội cho nông dân và doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản.