Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả mô hình trồng mè trên đất lúa

Hiệu quả mô hình trồng mè trên đất lúa
Ngày đăng: 23/05/2015

Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng Trần Anh Châu phấn khởi: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng lợi nhuận và cải tạo đất trồng lúa, nông dân địa phương mạnh dạn tập trung trồng xen canh “2 vụ lúa, 1 vụ màu”. Trong đó, cây mè được bà con nông dân ưa chuộng, bởi thời gian thu hoạch ngắn lại đạt năng suất cao, giá cả ổn định.

Việc trồng mè xen canh trên đất ruộng sau khi thu hoạch lúa đông xuân được nông dân xã áp dụng hơn 10 năm trước nhưng phát triển mạnh vào khoảng 3 năm nay. Toàn xã có trên 510 héc-ta trồng mè đen (chiếm gần 90% diện tích trồng lúa). Nông dân trồng mè có thu nhập khá hơn trồng các loại màu khác hay chỉ trồng lúa như trước đây.

Ông Lê Văn Phải (ngụ ấp Mỹ Thuận) cho biết: Giá mè đang ở mức khá cao khiến nông dân vô cùng lạc quan. Ông Tạ Phước Trang (ngụ tổ 10, ấp Đông Châu) cho biết: Trước đây, ông chỉ trồng 2 vụ lúa, thấy hiệu quả kinh tế từ cây mè nên tranh thủ đầu tư thêm một vụ mè. Kết thúc vụ lúa đông xuân, ông bắt đầu cắt gốc rạ, vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị xuống giống vụ mè đen. Với hơn 19 năm kinh nghiệm và áp dụng kỹ thuật trồng nên 1 công mè gia đình ông Phải canh tác thường đạt từ 150 – 200 kg. Ông vừa thu hoạch 1 héc-ta mè, bán cho thương lái với giá 35.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, còn lãi trên 2 triệu đồng/công.

Ông chia sẻ: “Mè là cây dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, miễn sao phân bón và nước tưới đầy đủ là phát triển và cho năng suất cao. Mặc dù năm nay, mè tôi trồng năng suất và giá bán không bằng năm ngoái nhưng lợi nhuận vẫn cao trồng lúa. Đầu ra của mè thì khỏi phải lo, ổn định hơn lúa nhiều. Ruộng mè chuẩn bị cắt là thương lái đến bàn chuyện mua bán rồi”.

Chi phí đầu tư sản xuất thấp, kỹ thuật canh tác khá dễ và phù hợp với điều kiện địa phương nên diện tích áp dụng mô hình xen canh “2 vụ lúa, 1 vụ mè” ở xã Mỹ Hòa Hưng ngày càng tăng. Theo nhận định của nhiều nông dân địa phương, việc áp dụng mô hình trồng lúa xen canh mè vừa giúp tăng lợi nhuận, vừa giảm được chi phí ở vụ lúa sau vì thân và rễ của mè để lại chất dinh dưỡng nên rất nhẹ phân, thuốc... Giá mè tuy dao động nhưng vẫn ổn định hơn lúa, thường ở mức 35.000 – 48.000 đồng/kg, có thời điểm giá lên đến 46.000 đồng/kg.

Gia đình ông Bùi Văn Ly (ngụ ấp Mỹ Thuận) đang thu hoạch 1 héc-ta mè đen, năng suất bình quân 1,2 – 1,3 tấn/công. Với giá bán hiện nay 36.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông còn lãi gần 30 triệu đồng/héc-ta.“Mè có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khoảng 75 ngày là thu hoạch. Đặc biệt, đây là loại cây không chịu mưa hay nước nhiều nên cần phải làm đất kỹ và bảo đảm thoát nước khi lượng nước tưới vào dư hoặc khi có mưa thất thường. Khi nắng nóng kéo dài, nông dân cần dùng máy bơm nước tưới sương. Đặc điểm của cây mè là không “kén” đất nên chỉ cần nông dân biết cách chăm sóc và chọn thời điểm sạ đúng thời tiết là làm có lời” – ông Ly chia sẻ.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng Trần Anh Châu cho biết: Mô hình trồng mè xen canh 2 vụ lúa ở địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Thời gian tới, Hội Nông dân xã phối hợp Phòng Kinh tế TP. Long Xuyên tổ chức 2 lớp tập huấn hướng dẫn nông dân quy trình, kỹ thuật canh tác, chăm sóc mè theo tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân…


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Thương Hiệu Sản Phẩm Nông Nghiệp Nghệ An Phát Triển Thương Hiệu Sản Phẩm Nông Nghiệp Nghệ An

Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa phát huy tốt tiềm năng, năng suất, chất lượng các loại cây trồng vật nuôi còn khá thấp so với bình quân chung cả nước. Công tác tổ chức sản xuất liên doanh, liên kết hiệu quả chưa cao, quản lý sử dụng đất đai còn bất cập…

01/03/2014
Công Nghệ Nuôi Gà Không Cần Kháng Sinh Ở Singapore Công Nghệ Nuôi Gà Không Cần Kháng Sinh Ở Singapore

Kee Song Brothers Poultry của Singapore đã trở thành công ty đầu tiên ở Đông Nam Á có thể nuôi gà quy mô lớn mà không cần dùng kháng sinh.

01/03/2014
Tỷ Phú Ngao Biển Tỷ Phú Ngao Biển

Nơi ấy gần cửa biển vốn là vùng bãi bồi hoang dại, cỏ mọc um tùm chỉ có những loài sú, vẹt tồn tại nhưng có một người đã biến vùng hoang vu ấy thành “kho vàng”, anh trở thành tỷ phú từ nghề nuôi ngao biển và cung ứng ngao giống, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân vùng “chân sóng”. Đó là anh Thái Bá Khang ở Sơn Hải - Quỳnh Lưu.

01/03/2014
Đẩy Mạnh Các Biện Pháp Phòng Dịch Cúm Gia Cầm Đẩy Mạnh Các Biện Pháp Phòng Dịch Cúm Gia Cầm

Dịch cúm gia cầm ngày càng diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Vì vậy, ngành thú y các địa phương đang tăng cường các biện pháp chống dịch và đề cao tính chủ động trong phòng dịch.

01/03/2014
Đầu Năm Khai Thác Hơn 300 Tấn Hải Sản Ở Nghi Thủy Đầu Năm Khai Thác Hơn 300 Tấn Hải Sản Ở Nghi Thủy

Với 162 tàu thuyền đánh bắt hải sản (trong đó có 40 tàu đánh bắt xa bở và mỗi tàu công suất 380 - 450 CV), phường Nghi Thủy trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu ở TX Cửa Lò về khai thác kinh tế biển.

01/03/2014