Hiệu quả mô hình trồng mè trên đất lúa

Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng Trần Anh Châu phấn khởi: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng lợi nhuận và cải tạo đất trồng lúa, nông dân địa phương mạnh dạn tập trung trồng xen canh “2 vụ lúa, 1 vụ màu”. Trong đó, cây mè được bà con nông dân ưa chuộng, bởi thời gian thu hoạch ngắn lại đạt năng suất cao, giá cả ổn định.
Việc trồng mè xen canh trên đất ruộng sau khi thu hoạch lúa đông xuân được nông dân xã áp dụng hơn 10 năm trước nhưng phát triển mạnh vào khoảng 3 năm nay. Toàn xã có trên 510 héc-ta trồng mè đen (chiếm gần 90% diện tích trồng lúa). Nông dân trồng mè có thu nhập khá hơn trồng các loại màu khác hay chỉ trồng lúa như trước đây.
Ông Lê Văn Phải (ngụ ấp Mỹ Thuận) cho biết: Giá mè đang ở mức khá cao khiến nông dân vô cùng lạc quan. Ông Tạ Phước Trang (ngụ tổ 10, ấp Đông Châu) cho biết: Trước đây, ông chỉ trồng 2 vụ lúa, thấy hiệu quả kinh tế từ cây mè nên tranh thủ đầu tư thêm một vụ mè. Kết thúc vụ lúa đông xuân, ông bắt đầu cắt gốc rạ, vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị xuống giống vụ mè đen. Với hơn 19 năm kinh nghiệm và áp dụng kỹ thuật trồng nên 1 công mè gia đình ông Phải canh tác thường đạt từ 150 – 200 kg. Ông vừa thu hoạch 1 héc-ta mè, bán cho thương lái với giá 35.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, còn lãi trên 2 triệu đồng/công.
Ông chia sẻ: “Mè là cây dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, miễn sao phân bón và nước tưới đầy đủ là phát triển và cho năng suất cao. Mặc dù năm nay, mè tôi trồng năng suất và giá bán không bằng năm ngoái nhưng lợi nhuận vẫn cao trồng lúa. Đầu ra của mè thì khỏi phải lo, ổn định hơn lúa nhiều. Ruộng mè chuẩn bị cắt là thương lái đến bàn chuyện mua bán rồi”.
Chi phí đầu tư sản xuất thấp, kỹ thuật canh tác khá dễ và phù hợp với điều kiện địa phương nên diện tích áp dụng mô hình xen canh “2 vụ lúa, 1 vụ mè” ở xã Mỹ Hòa Hưng ngày càng tăng. Theo nhận định của nhiều nông dân địa phương, việc áp dụng mô hình trồng lúa xen canh mè vừa giúp tăng lợi nhuận, vừa giảm được chi phí ở vụ lúa sau vì thân và rễ của mè để lại chất dinh dưỡng nên rất nhẹ phân, thuốc... Giá mè tuy dao động nhưng vẫn ổn định hơn lúa, thường ở mức 35.000 – 48.000 đồng/kg, có thời điểm giá lên đến 46.000 đồng/kg.
Gia đình ông Bùi Văn Ly (ngụ ấp Mỹ Thuận) đang thu hoạch 1 héc-ta mè đen, năng suất bình quân 1,2 – 1,3 tấn/công. Với giá bán hiện nay 36.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông còn lãi gần 30 triệu đồng/héc-ta.“Mè có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khoảng 75 ngày là thu hoạch. Đặc biệt, đây là loại cây không chịu mưa hay nước nhiều nên cần phải làm đất kỹ và bảo đảm thoát nước khi lượng nước tưới vào dư hoặc khi có mưa thất thường. Khi nắng nóng kéo dài, nông dân cần dùng máy bơm nước tưới sương. Đặc điểm của cây mè là không “kén” đất nên chỉ cần nông dân biết cách chăm sóc và chọn thời điểm sạ đúng thời tiết là làm có lời” – ông Ly chia sẻ.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng Trần Anh Châu cho biết: Mô hình trồng mè xen canh 2 vụ lúa ở địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Thời gian tới, Hội Nông dân xã phối hợp Phòng Kinh tế TP. Long Xuyên tổ chức 2 lớp tập huấn hướng dẫn nông dân quy trình, kỹ thuật canh tác, chăm sóc mè theo tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân…
Related news

Hôm nay (9/11/2013), Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1850/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động đối phó với siêu bão số 14 (HaiYan).

Ngao giá là loại ngao từ lâu đã được bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhất là vùng Vân Đồn - Cô Tô khai thác theo hình thức tự nhiên với khối lượng lớn và được đánh giá là loại ngao có chất lượng ngon, nhiều thịt, có giá trị kinh tế cao. Vừa qua, Công ty TNHH Đỗ Tờ đã đưa vào nuôi thử nghiệm và sản xuất thành công giống ngao này. Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình nuôi giống ngao này cần được ngành chức năng xem xét, đánh giá hiệu quả.

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch cá lóc, cá tra, tôm càng xanh thương phẩm với niềm vui trúng mùa - trúng giá.

Những năm gần đây, ngành cá tra ngày càng khó khăn mà nguyên nhân được chỉ ra là do thiếu liên kết giữa hai mắt xích quan trọng nhất là nông dân (ND) nuôi cá và doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu.

Nông dân Đoàn Thanh Nhàn (ấp Thạnh Phú, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú - An Giang) nuôi thí điểm 2.800 con lươn giống trong hai bồn 12m2 theo mô hình nuôi lươn không bùn. Sau hơn 2 tháng chăm sóc, lươn đạt trọng lượng trung bình hơn 50gr/con, tỉ lệ hao hụt thấp so với cách nuôi lươn truyền thống.