Về Quê Làm Triệu Phú Nuôi Lợn
Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.
Bỏ biển về với ruộng vườn
Sinh năm 1987, từ nhỏ Tuấn đã yêu biển và ước mơ làm "người con của biển" cũng được ấp ủ từ đó. Tốt nghiệp trung học phổ thông, Trần Bá Tuấn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình, nộp hồ sơ thi vào Trung cấp Hàng hải Hải Phòng và đã trúng tuyển. Tuấn chia sẻ: "Những ngày đầu được thỏa ước mơ nay đây mai đó trên các vùng biển cũng thích lắm. Mỗi chuyến đi khoảng 10 tháng, lương tháng vài chục triệu đồng nên cũng khá thoải mái".
Tuy nhiên, sau 3 chuyến đi biển thì ngành vận tải biển gặp khủng hoảng, Tuấn về quê lập gia đình. Chờ mãi không thấy công ty gọi đi làm lại trong khi sức ép kinh tế ngày càng tác động lên gia đình nhỏ, Trần Bá Tuấn quyết định phải làm gì đó để thay đổi cuộc sống, tạo thêm thu nhập.
Trong một lần tới thăm trang trại chăn nuôi của một người bạn thân của cha tại xã bên cạnh, anh mạnh dạn đề nghị mượn lại 650m2 đất để lập trang trại chăn nuôi riêng, ban đầu gia đình không tin lắm, bởi cha anh vẫn muốn anh theo nghề thủy thủ, nhưng thấy anh cương quyết nên đã đồng ý.
Với số vốn tích cóp được từ những ngày đi biển, Tuấn bỏ ra 600 triệu đồng đầu tư xây chuồng trại chăn nuôi lợn. Bắt đầu là những ngày lao động vất vả của chàng thanh niên 25 tuổi: dọn mặt bằng, quy hoạch từng khu chăn nuôi, thiết kế đường điện, nước, thoát nước thải, dò hỏi nguồn cung ứng giống, thức ăn... Tới nay, sau 2 năm hoạt động, trại chăn nuôi của Tuấn đã xây 24 ô chuồng khang trang, quy trình từ cho ăn đến khâu vệ sinh hết sức khoa học, khép kín.
Chọn hướng mở rộng chăn nuôi
Hiện khu trại của Tuấn đang nuôi 180 con lợn, anh vừa bán 45 con với giá thị trường dao động từ 43.000 - 45.000 đồng/kg. Sau khi bán lợn, anh lập tức nhập 50 con lợn giống của trại giống Hà Nam, bởi theo kinh nghiệm của những người chăn nuôi trong vùng, giống lợn của các cơ sở uy tín đảm bảo nguồn gốc, khỏe mạnh và mau lớn và quan trọng là đã được phòng dịch cẩn thận.
Vấn đề khó khăn đặt ra cho những người chăn nuôi ngoài vốn đầu tư còn là nguồn cung cấp thức ăn, nguồn xuất hàng. Hiện tại, mỗi ngày trang trại tiêu thụ 5 bao cám loại 25kg, do vậy Tuấn đã mạnh dạn ký hợp đồng mua thức ăn chăn nuôi lâu dài của Công ty Thức ăn chăn nuôi Thụy Phương (Hà Nội).
Về khâu xuất bán, Tuấn cũng đã ký hợp đồng xuất bán lợn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, các chủ thu mua lớn do anh bán với số lượng nhiều trong thời gian ngắn, bởi nếu bán lẻ vài con một sẽ bị chậm tiến độ nhập lứa giống tiếp theo. Tuấn cho biết, sau 2 năm hoạt động, trừ chi phí, mỗi năm anh thu về 450-500 triệu đồng tiền lãi.
Hiện Tuấn đang làm một dãy lồng, quây lưới xung quanh một khoảng vườn trong trang trại để nuôi khoảng 200 con chim bồ câu Pháp, chưa kể 30 con chó nhỏ cũng đang được nuôi tập trung. Anh cũng đã thỏa thuận thuê lại một hồ nuôi cá gần trang trại nhằm tạo dựng mô hình chăn nuôi khép kín VAC. Tuấn hy vọng cuối năm nay, các dự án nuôi chim câu, chó thịt, lợn thịt cho thu nhập khá hơn, sẽ giúp anh có vốn mở rộng các dự án khác mà anh đang ấp ủ.
Có thể bạn quan tâm
"Phát triển cây cao su các tỉnh Bắc Trung Bộ" là chủ đề cuộc hội thảo vừa được Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Sở NNPTNT Quảng Trị phối hợp tổ chức, ngày 30/10.
Năm nay không những nuôi tôm càng xanh đạt năng suất cao hơn hẳn các năm trước, mà giá tôm và thức ăn chăn nuôi cũng khá ổn định, nên nhiều hộ nuôi tôm ở Tân Phú (Đồng Nai) trúng lớn.
Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn xây dựng mô hình khép kín chăn nuôi heo siêu nạc, gia đình chị Nguyễn Thị Duy, thôn Sơn Lý, xã Sơn Lộc (Bố Trạch - Quảng Bình) thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình này.
Đây là kết quả thực hiện dự án “Nhân rộng mô hình trồng cà chua ghép trên gốc cà tím trong điều kiện trái vụ trên địa bàn TP Hải Dương”.
Mô hình được triển khai tại thôn Bắc Phố, xã Thạch Hội huyện Thạch Hà với quy mô 1.480 con, tại 100 hộ gia đình. Với mục đích soạn thảo và ban hành quy chế nuôi lợn theo từng nhóm hộ có sự tham gia của hộ chăn nuôi; quy trình phòng dịch bệnh; nhằm từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm người chăn nuôi trong việc bảo vệ môi trường chung, đoàn kết, giúp đỡ nhau, từ đó hạn chế dịch bệnh, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống nông dân.