Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Rau Áp Dụng Phương Pháp Ủ Phân Hữu Cơ Vi Sinh
Phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh hại, phân bón còn có tác dụng tăng cường độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ môi trường.
Nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo sản phẩm an toàn và phát triển bền vững, Trung tâm Sản xuất giống cây trồng Nha Hố đã thực hiện chuyển giao mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh có sử dụng nấm Trichoderma cho các hộ trồng rau màu tại xã An Hải, huyện Ninh Phước. Là loại nấm sống chủ yếu trong đất, Trichoderma lấy dinh dưỡng để phát triển bằng cách phân hủy chất hữu cơ, ức chế và tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh.
Việc bón phân hữu cơ vi sinh có sử dụng nấm Trichoderma tạo sản phẩm rất an toàn, đất không bị ô nhiễm, khả năng giữ ẩm tốt hơn, tăng cường khả năng cải tạo đất do các hệ sinh vật có ích hoạt động mạnh làm cho đất tơi xốp hơn, cây dễ hút thu dinh dưỡng hơn. Mô hình này tận dụng nguồn phân chuồng và phế phẩm nông nghiệp để chế biến phân bón hữu cơ, thời gian ủ phân 2 tháng.
Tại thôn Hòa Thạnh, xã An Hải, có 3 hộ sản xuất rau được Trung tâm Sản xuất giống cây trồng Nha Hố triển khai thực hiện thí điểm. Hộ anh Nguyễn Văn Hưng là một trong 3 hộ được chuyển giao mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh. Anh Hưng cho biết, trước đây gia đình anh trồng rau thường bón phân chuồng không qua quá trình ủ. Sau khi trồng thử nghiệm 1 sào hành ta bón phân hữu cơ vi sinh có sử dụng nấm Trichoderma cho thấy bộ rễ hành làm củ sớm hơn từ 5-10 ngày, sản lượng tăng 30-40%.
Anh Nguyễn Văn Lai phấn khởi nói gia đình anh trồng 4 sào dưa hấu có bón phân hữu cơ vi sinh. Kết quả cho thấy cây dưa phát triển nhanh, dây tốt, lá xanh, trái đẹp và đều. Trước đây, khi bón phân chuồng không qua quá trình ủ, gia đình anh phải chạy thuốc dưới rãnh và phun thuốc trừ nấm, diệt cỏ.
Nhưng khi sử dụng loại phân hữu cơ vi sinh này, cây dưa không còn bị nấm, cỏ cũng giảm đến 80%. Sản lượng dưa cũng tăng lên gấp đôi, nếu như trước đây sản lượng đạt khoảng 4 tấn/sào thì nay tăng lên khoảng 10 tấn/sào.
Với giá bán 4.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/sào, còn lại anh lãi ròng hàng chục triệu đồng. Trong thời gian tới, anh Lai tiếp tục áp dụng kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh vào trồng trọt. Anh mong muốn mô hình này được nhân rộng để bà con nông dân áp dụng đạt được hiệu quả cao trong sản xuất.
Không chỉ góp phần tăng năng suất, việc áp dụng quy trình ủ phân hữu cơ sinh học vào sản xuất rau màu còn tạo ra được sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, bảo đảm sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng. Mô hình này cần được nhân rộng để nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân và đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 24/6, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản do Giáo sư, Tiến sĩ KENICHI YOSHIDA - Phó Chủ tịch hội đồng quản trị công ty HYPONeX làm trưởng đoàn có buổi làm việc và tham quan thực tế tại các khu vực sản xuất xoài của thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Về phía tỉnh nhà, tiếp đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Ngoại vụ...
Thời gian qua, nhờ tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế chủ lực hiệu quả, kinh tế huyện Châu Thành có nhiều chuyển biến rõ nét. Đây là cơ sở để tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bà Lê Thị Hà – Phó phòng Bảo vệ thực vật Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm rạ được bỏ ra trên đồng ruộng, trở thành chất thải và cần phải xử lý. Để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới, nông dân thường dùng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ làm đất bị mất đi chất dinh dưỡng và khí thải ảnh hưởng đến môi trường.
Liên tiếp hai năm gần đây, mỗi khi có mưa dầm là nông dân tỉnh Tây Ninh đua nhau nhổ hàng trăm ha mì "non" để chạy ngập vì sợ thối củ.
Cty FrieslandCampina Việt Nam vừa khánh thành vùng chăn nuôi bò sữa bền vững tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên (Hà Nam) sau gần 1 năm xây dựng.