Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm
Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.
Sau nhiều lần trăn trở, thấy nhu cầu tiêu thụ cua đồng trên thị trường rất lớn và giá thành ngày một tăng cao. Năm 2009 Anh Biên đã tự mình mày mò và quyết tâm tìm ra cách làm có thể nuôi cua đồng bán tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Có được 1 sào cấy lúa gần nhà trước nay cho thu nhập thấp anh đã mạnh dạn tiến hành cải tạo, thiết kế, tu sửa bờ bao, làm vệ sinh sạch sẽ, ruộng trở thành 1 cái ao nhỏ sâu khoảng 50 – 80 cm. Cũng tự mình mày mò và thiết kế anh thuê thợ đóng cọc chắc chắn xung quanh, trồng cây khoai nước làm chỗ trú ẩn, sau bơm nước đồng thời trồng thêm các loại thực vật thủy sinh như: lục bình, rau muống… để tạo bóng mát và tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cua. Khi chuẩn bị được ao nuôi anh mua một tạ cua đồng giống với giá lúc đó rơi vào khoảng sáu triệu đồng.
Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong ao như bèo, các loại phù sinh…anh Biên còn bổ sung thêm nguồn thức ăn phụ là cá tép, ốc sên, hến băm nhỏ, cơm, cám viên lại…Mỗi ngày, cho cua đồng ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối sau khoảng một thời gian cua lớn thì công chăm sóc lại rất ít, tuần cho ăn 2 đến 3 lần vì chúng có khả năng nhịn đói 10 -15 ngày. Lúc anh bắt đầu nuôi là những tháng hè vì vậy đàn cua sinh trưởng và lớn rất nhanh. Với diện tích mặt nước khoảng 400m2 và 100 kg giống ban đầu sau 2 tháng anh bắt đầu cho thu được khoảng 300 kg cua thịt với giá bán buôn tại thị trường là 50.000đ – 60.000đ/ kg thu nhập hơn 15 triệu. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, công chăm sóc, thức ăn còn lãi khoảng 10 triệu đồng. Qua tâm sự anh Biên chia sẻ “Nuôi cua đồng thật sự dễ, chi phí lại rất thấp, thời gian nuôi ngắn, nguồn thức ăn đơn giản, cua lại ít bị dịch bệnh tật, khả năng kháng bệnh tốt, đặc biệt hiệu quả kinh tế đem lại rất cao chính anh cũng không thể nghĩ tới và việc thu bán cũng đơn giản”.
Khi cua đạt kích thước thương phẩm hoặc giá cao có thể thu hoạch. Thu tỉa bằng cách đặt lờ, lợp, chà mùn và tát cạn bắt bằng tay nếu thu toàn bộ. Vậy chi phí cho việc nuôi cua chỉ mất vốn giống ban đầu sau là cho thu lãi. Mùa hè, 2 - 3 tháng sau khi nuôi là có thể cho bán cua thịt, tuy nhiên về mùa đông cũng có thể nuôi cua nhưng sự biến động lớn về nhiệt độ, môi trường nước ảnh hưởng đến sự tăng trưởng nên cua phát triển chậm hơn kéo dài thời gian được xuất bán là 4 tháng.
Như vậy một năm nuôi cua đồng có thể xuất bán 4 lần và với diện tích của gia đình anh cho thu lãi được khoảng từ 40 – 50 triệu đồng/ 1năm. Thật vậy cua đồng một món ăn dân giã nhưng hiện nay được thị trường tiêu thụ với số lượng lớn, cua sản xuất ra không đủ bán chính vì thế mà anh Biên chưa khi nào nghĩ đến việc mình làm lại không có đầu ra cho sản phẩm. Có nhiều nơi cũng đã tìm đến địa chỉ gia đình anh để đặt trước việc thu mua, song hiện tại với diện tích nhỏ nên cũng không đủ lượng giao bán cho khách hàng. Không giấu được niềm phấn khởi, anh cho biết: “Hiện, với mô hình cua đồng cùng các mô hình tổng hợp khác, gia đình tôi có lãi khoảng từ 80 đến 100.000 triệu đồng/năm. Có tiền, tôi vừa tái đầu tư sản xuất, vừa chăm lo học hành cho các con và trong thời gian tới anh sẽ mở rộng thêm diện tích nuôi cua vì thật sự cua đã đem lại nguồn thu nhập rất cao cho gia đình anh.
Hiện tại mô hình của gia đình anh được rất nhiều người quan tâm và đến tham quan học hỏi kinh nghiệm. Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch Hội nông dân xã cũng nhận định “gia đình anh Biên chị Hằng là hộ dân năng động nhất, luôn là một trong những gương điển hình về chăn nuôi của xã, đặc biệt hơn với mô hình nuôi cua đồng đã tạo nên sút thu hút lớn cho các hộ dân học làm tập theo”. Với tinh thần cần cù, sáng tạo và chăm chỉ lao động, thành quả xứng đáng đã đến với anh Biên cho kết quả khả quan nêu trên hy vọng trong thời gian tới anh sẽ phát triển mở rộng thành công mô hình của mình để khát vọng làm giàu không còn xa
Có thể bạn quan tâm
Ông Võ Thành Dương cho rằng, thực trạng hàng gian, hàng nhái khiến mọi người bất bình; nhưng nếu nhìn nhận, đặt vấn đề một cách đánh đồng thì hậu quả thật khó lường. Ông Dương chỉ ra rằng, bài báo dẫn chứng việc nông dân trồng rau bên ngoài, cạnh một nhà lồng với mục đích trộn rau thường vào rau chuẩn VietGAP.
Để Dự án hoạt động tốt, Chi cục Lâm nghiệp (đơn vị thực thi Dự án) đề nghị Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ một số hoạt động như: thành lập thêm các nhóm sở thích về quế và thảo quả; quy hoạch vùng sản xuất quế tập trung; xác lập quyền chỉ dẫn địa lý Yên Bái cho sản phẩm quế của tỉnh; các hoạt động về quảng bá và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Đối với một quả dưa bao từ đạt loại 1 chỉ khoảng 3 ngày tuổi, vì thế, ngày nào cũng phải thu hoạch nếu không quả to quá sẽ không được giá. Ngoài ra, trong giai đoạn thu hoạch, cây cần đảm bảo lượng nước tưới và phân bón đầy đủ nếu không sẽ rất nhanh ruỗng dây, không đảm bảo năng suất theo kế hoạch.
Mô hình "Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý sâu bệnh trên đồng rộng" hay gọi đơn giản như nông dân là "Trồng hoa trên bờ ruộng" trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang) 4 năm qua đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá.
Những ngày này, người dân đảo Bé đội mưa gió thu hoạch hết diện tích hành Thu Đông bị thối rữa bởi nước mưa. Dọc các trục đường trên đảo Bé, đâu đâu cũng thấy cây hành được chất thành đống phơi ngoài mưa gió và chờ mang ra biển đổ. Đời sống của người nông dân trên đảo Bé vốn đã khổ nay lại khổ hơn bởi tất cả vốn liếng mà họ đầu tư cho vụ hành này gần như mất trắng.