Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn ở xã Diên Phú
Thời gian gần đây, nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, một số hộ nông dân của địa phương đã mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi kết hợp. Hiệu quả kinh tế mang lại rất khả quan.
Thời gian gần đây, sau khi chuyển đổi giống cây hoa màu và đã có nguồn thu từ các mô hình trồng trọt, nhiều hộ nông dân ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi để nâng cao nguồn thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình.
Tuy nguồn vốn còn hạn chế, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ nhưng các mô hình chăn nuôi trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Một trong những điển hình đó phải kể đến mô hình nuôi gà thả vườn của ông Đỗ Văn Tiên ở thôn 1, xã Diên Phú.
Theo ông Tiên, nuôi gà thả vườn không khó, ít tốn chi phí, chủ yếu là quan tâm đến công tác phòng dịch.
Hai năm gần đây đàn gà thịt của ông sinh trưởng rất nhanh, mang lại nguồn lợi ổn định cho gia đình.
Hàng năm ông xuất bán ra ngoài thị trường hàng trăm con gà thịt.
Sau khi trừ các khoản chi phí, ông còn thu lợi nhuận bình quân từ 25.000 – 30.000 đồng/con.
Hiện nay do tiềm ẩn nhiều loại dịch bệnh nên người chăn nuôi gia cầm rất quan tâm đến công tác vệ sinh thú ý và tiêu độc khử trừng.
Ngoài việc đầu tư chuồng trại đúng kỹ thuật, cao ráo, thoáng đãng, ông Tiên còn tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu cho gà ăn đến việc tiêu độc khử trùng cũng như tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại.
Hàng ngày phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, trong vòng 3 ngày tiến hành tổng vệ sinh một lần bằng cách phun thuốc tiêu độc khử trùng, 45 ngày phải tiêm phòng vacxin định kỳ cho gà.
Mô hình nuôi gà thả vườn của ông Tiên là một mô hình phù hợp với đại đa số hộ nông dân ở xã Diên Phú nói riêng và các địa phương phát triển nông nghiệp nói chung.
Nếu đầu tư mô hình này một cách bài bản, bà con có điều kiện để cải thiện kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập.
Đáng kể đến là mô hình nuôi gà thả vườn này còn giải quyết vấn đề phân bón cho cây trồng, tận dụng lao động dư thừa, nhất là ở khu vực nông thôn; từ đó tạo nguồn thu nhập ổn định cải thiện sinh kế cho người nuôi
Có thể bạn quan tâm

Nhắc đến người thành công với mô hình nuôi ong ở vùng ven biển Kim Sơn (Ninh Bình), không ai quên nhắc đến cái tên Bùi Duy Hiển, xóm 5, xã Kim Tân. “Bén duyên” với nghề nuôi ong gần 10 năm nay, hiện giờ trong vườn nhà ông lúc nào cũng có trên 100 đàn ong khỏe mạnh, sản lượng mật hàng năm xấp xỉ 1,5 tấn với thu nhập gần 140 triệu đồng/năm.

Đó là anh Nguyễn Xuân Long, ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Anh cho biết: Trước năm 2001 anh làm nghề sản xuất bay, bàn chà bán cho cánh thợ nề. Thấy đất vườn nhà rộng nên anh mua 200 gà ta giống về nuôi chơi, không ngờ “làm giỡn, ăn thiệt”, sau gần 3 tháng xuất chuồng lãi 4 triệu đồng.

Từ cuối tháng 9 đến nay, nông dân các xã trên địa bàn huyện Thanh Oai như Thanh Mai, Bích Hòa, Cao Dương, Hồng Dương... hối hả bước vào vụ gặt. Theo các hộ nông dân, thời tiết nắng ráo như hiện nay rất thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản thóc. Vụ mùa năm 2014, toàn huyện Thanh Oai gieo cấy 6.666 ha, trong đó, diện tích cấy các giống lúa lai có năng suất và chất lượng cao như: Bắc thơm số 7, BC15, lúa lai Thái Xuyên 111... chiếm khá lớn.

Những năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất lúa gạo của Đồng Tháp liên tục tăng mạnh. Diện tích gieo trồng hằng năm ước đạt 500 nghìn ha, sản xuất 2 - 3 vụ/năm. Năm 2013, diện tích trồng lúa của tỉnh tăng 514.803 ha, sản lượng 3,3 triệu tấn, đạt cao nhất từ trước đến nay.

Trước đây, ở Thanh Hóa nhiều người chỉ coi vụ xuân và vụ mùa mới là vụ sản xuất chính, chưa mấy coi trọng sản xuất vụ đông. Nhiều năm gần đây, các giống lúa ngắn ngày được lai tạo và du nhập ngày càng nhiều nên thời gian cho vụ đông được kéo dài, thuận lợi cho việc sản xuất.