Hiệu Quả Mô Hình Gieo Mạ Tập Trung Tại Xã Bằng Lang
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Quang Bình về việc triển khai mô hình gieo mạ tập trung tại thôn Trung Thành, xã Bằng Lang nhằm thực hiện cánh đồng mẫu “5 cùng” (cùng thời gian, cùng thời điểm, cùng giống, cùng chăm sóc, cùng thu hoạch).
Vụ Đông - xuân 2013 – 2014, Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với UBND xã Bằng Lang triển khai thực hiện gieo mạ tập trung và tổ chức sản xuất gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Thực hiện mô hình này, cán bộ khuyến nông của xã đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã chọn thôn điểm để xây dựng mô hình gieo mạ tập trung. Bước đầu tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân, phân tích hiệu quả kinh tế, từng bước thực hiện mô hình gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Qua công tác tuyên truyền, bà con nhân dân thôn Trung Thành cơ bản đồng thuận với mô hình gieo mạ tập trung; cán bộ khuyến nông xã giao cho khuyến nông thôn bản nắm chắc số diện tích của các hộ tham gia mô hình để có kế hoạch mua giống.
Qua đăng ky, có 16 hộ tham gia với số giống đăng ký là 55 kg Nhị ưu 838, 27 kg BG1, tương đương với 2,4 ha; trong đó, hộ ông Nguyễn Đình Chi đăng ký thực hiện tổ dịch vụ, đồng thời cũng là một trong những hộ có ruộng đủ điều kiện gieo mạ.
Về cơ chế, Phòng NN& và Trạm Khuyến nông huyện giúp đỡ về kỹ thuật;huyện hỗ trợ 100% ni lông che phủ và 50% giá giống, thực hiện gieo mạ vào ngày 14.1.2014. Qua theo dõi, cây mạ sinh trưởng và phát triển tốt không bị chết rét. Căn cứ vào diện tích của từng hộ, ông Chi, Tổ trưởng tổ dịch vụ đã trực tiếp đo diện tích mạ cần bán cho từng hộ; khi cấy, các hộ đến súc mạ đem đi cấy. Do chăm sóc mạ tốt nên các hộ không có hiện tượng chọn mạ. Khi bán mạ, ông Chi thu 85% giá giống theo chương trình hỗ trợ của huyện.
Khẳng định về mô hình gieo mạ tập trung, ông Nguyễn Đình Chi, Tổ trưởng tổ dịch vụ gieo mạ và chị Vương Thị Lan, hộ gia đình gieo mạ đều cho biết: Đây là mô hình thực hiện được “5 cùng” trên cánh đồng mẫu, vì thế chất lượng giống được nâng lên, ý thức người nông dân cũng được nâng cao một bước, gieo cùng một loại giống, gieo cùng một thời điểm, cấy cùng một thời điểm, chất lượng mạ tốt do đó dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Mặt khác giảm chi phí cho người sản xuất về vận chuyển đỡ công làm mạ, tuy nhiên khi thực hiện mô hình này bước đầu chưa có công của tổ dịch vụ mạ...
Có thể bạn quan tâm
Niên vụ cà phê 2013 – 2014, tỉnh Đắk Lắk đã thu được những thành công nhất định, khi cả năng suất, sản lượng cà phê đều tăng cao, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng nhẹ sau 4 năm liên tục sụt giảm. Diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã vượt mốc 203.500 ha, năng suất bình quân mỗi ha xấp xỉ 2,5 tấn, tổng sản lượng cà phê nhân xô trên 460.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với niên vụ trước.
Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho các giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Theo đó, những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý tại thị trấn Cao Phong và các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong và Thu Phong sẽ có sản phẩm cam mang tên gọi chung.
Là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, Đồng Nai không chỉ thu hút nguồn lao động nông thôn của địa phương mà từ rất nhiều tỉnh, thành khác về làm công nhân tại các nhà máy. Sự chuyển dịch lao động từ nông thôn vào các khu công nghiệp khiến lĩnh vực nông nghiệp ngày càng thiếu lao động.
Cùng với nhiều sản vật đặc trưng khác, cam sành Hà Giang đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, góp phần không nhỏ trong việc tạo thu nhập cho người dân. Theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015 diện tích cây cam, quýt toàn tỉnh đạt 5.000 ha.
Trồng rau vụ Đông không còn là khái niệm mới ở xã Sảng Tủng, theo cán bộ khuyến nông xã, Hầu Mí Co cho biết: Qua mấy năm trồng rau vụ Đông cho thu nhập khá, bà con trong xã đã nhận thức được giá trị của cây rau vụ Đông nên ngày càng nhiều hộ tham gia trồng rau.