Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Chồn

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Chồn
Ngày đăng: 21/04/2012

Theo giới thiệu của Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Dĩnh (Lạng Giang - Bắc Giang), chúng tôi đến thăm mô hình nuôi chồn của gia đình chị Đoàn Thị Dung ở thôn Tân Sơn.

Với mục tiêu đa dạng các giống vật nuôi để tăng thu nhập, tránh rủi ro, cuối năm 2010, sau khi đi thăm mô hình nuôi chồn của người anh họ thấy hiệu quả, chị Dung có ý định nuôi loài vật này. Theo đó, trên khu vườn trồng cây ăn quả, chị làm hai dãy chuồng chắc chắn bằng gạch, ngăn thành một số ô nhỏ có mái che bảo đảm ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Ban đầu chị mua ba đôi chồn giống nuôi thử nghiệm. 

Để bổ sung kiến thức chăn nuôi, chị mua sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn về đọc, đồng thời thường xuyên liên hệ với cán bộ thú y xã nhờ tư vấn cách chăm sóc. Chị còn tận dụng diện tích vườn bãi rộng trồng một số loại rau xanh, khoai lang, ngô, cỏ voi làm thức ăn chăn nuôi. 2 - 3 ngày, chị vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, rắc vôi bột xung quanh và thay nước uống cho chồn. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật nuôi và phòng bệnh nên chồn lớn nhanh, chỉ sau ba tháng đã bắt đầu sinh sản. Chị Dung cho biết: "Chồn có khả năng sinh sản khá cao, một con chồn mẹ mỗi năm đẻ 4 - 5 lứa, mỗi lứa 4 - 6 con. Đặc biệt, loài vật này không tốn công chăm sóc, kháng bệnh tốt, tuy nhiên, để chúng lớn nhanh, mỗi ngày cho ăn đều đặn hai lần vào buổi sáng và chiều tối. Thức ăn chủ yếu là sản phẩm phụ trong nông nghiệp như: thân, lá cây ngô, lá lạc, thân, lá cây chuối. Ngoài ra hàng ngày cho ăn thêm cám, khoai, sắn, bột ngô, tấm".

Chồn là loài động vật ăn cỏ, thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành thuốc tẩm bổ sức khỏe, lưu thông huyết mạch, rất thích hợp với người mắc bệnh cao huyết áp. Hiện nay, mỗi đôi chồn giống có giá 1 - 1,2 triệu đồng, chồn thương phẩm 400 nghìn đồng/kg. Từ khi nuôi chồn đến nay, gia đình chị đã bán được vài chục đôi chồn giống và thương phẩm thu được gần 30 triệu đồng. Chị đang có kế hoạch xây thêm chuồng trại mở rộng quy mô nuôi chồn, tăng thu nhập cho gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Chị Nguyễn Thị Năm, Tỷ Phú Nuôi Dê, Cừu Trên Đồng Đất Quán Thẻ Chị Nguyễn Thị Năm, Tỷ Phú Nuôi Dê, Cừu Trên Đồng Đất Quán Thẻ

Hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi dê, cừu với bao vất vả, thăng trầm, đến nay chị Nguyễn Thị Năm, thôn Quán Thẻ 1 (xã Phước Minh, Thuận Nam) đã xây dựng cho mình trang trại nuôi cừu, với tổng đàn lên đến 1.000 con. Lợi nhuận hàng năm từ chăn nuôi cừu đã giúp chị trở thành một trong số ít phụ nữ giàu có trên đồng đất Quán Thẻ.

20/03/2014
Cá Tra Việt Nam Vào ASEAN Tiếp Tục Tăng Cá Tra Việt Nam Vào ASEAN Tiếp Tục Tăng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), ASEAN được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng về nhập khẩu cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây.

22/02/2014
Anh Phạm Vĩnh Phúc Trúng Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng Anh Phạm Vĩnh Phúc Trúng Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng

Đầu tháng 12-2013, anh Phạm Vĩnh Phúc 52 tuổi ở thôn Sơn Hải1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) đầu tư 200 triệu đồng nuôi 2 sào tôm thẻ chân trắng.

20/03/2014
Kiếm Tiền Tỷ Từ Nuôi Con Đặc Sản Kiếm Tiền Tỷ Từ Nuôi Con Đặc Sản

Hơn 20 năm về trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến thì ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa (Kim Sơn, Ninh Bình) đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè…

22/02/2014
Làm Gì Để Khai Thác Hiệu Quả Giá Trị Nhãn Hiệu Nho, Táo, Tỏi? Làm Gì Để Khai Thác Hiệu Quả Giá Trị Nhãn Hiệu Nho, Táo, Tỏi?

Sau chỉ dẫn địa lý nho Ninh Thuận, cuối năm 2013, tỉnh ta có thêm nhãn hiệu tập thể “Táo Ninh Thuận”, “Tỏi Phan Rang” được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ. Nếu nói về nhãn hiệu tập thể nông sản được bảo hộ, còn phải kể tới măng khô Bác Ái, Rau an toàn Văn Hải và Tuấn Tú, nhưng nổi tiếng và mang tính đặc thù hơn cả của vùng đất Ninh Thuận chính là sản phẩm nho, táo và tỏi. Vấn đề hiện nay là phải làm gì để khai thác hiệu quả giá trị các nhãn hiệu trên?

20/03/2014