Hiệu quả kinh tế từ mô hình sử dụng máy phun thuốc trong trồng rau

Được biết trong 6 tháng đầu năm 2015 Trạm Củ Chi đã chuyển giao 42 máy phun thuốc cho nông trồng rau trên địa bàn huyện, nhằm tạo điều kiện cho nông dân tại đây tiếp cận được công nghệ mới trong trồng rau từ đó có hướng phát triển diện tích, nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế cho nông hộ, góp phần nâng chất tiêu chí tăng thu nhập cho xã nông thôn mới trên địa bàn Củ Chi.
Về hiệu quả mô hình cơ giới hóa (máy phun thuốc) trong trồng rau, ông Dương Văn Minh trưởng trạm khuyến nông cho biết “ Nông dân sử dụng máy phun thuốc mang vai thu lợi nhuận 586.000đ cho 1 lần phun thuốc trồng rau ăn quả, rút ngắn thời gian phun thuốc xuống 1.5 lần. Mỗi vụ sản xuất bình quân phun 5 lần nhưng do hiệu quả phun cao nên giảm được 1 lần phun thuốc trong vụ, tiết kiệm được 1.350.000đ (từ tiền mua thuốc BVTV 600.000đ và công phun 750.000đ). Như vậy sử dụng máy phun thuốc trên 1ha mỗi vụ tiết kiệm được 3.694.000đ góp phần làm tăng năng suất rau, giảm giá thành sản phẩm”.
Mô hình cơ giới hóa (máy phun thuốc) trong trồng rau tại địa bàn huyện Củ Chi trong những năm qua đã giúp giải phóng sức lao động thủ công, cải thiện tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng rau trên địa bàn, góp phần thúc nhanh đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Cùng ngày, đơn vị cung cấp máy cũng đã hướng dẫn nông dân cách sử dụng máy phun thuốc, công tác bảo trì máy để sử dụng lâu dài, hiệu quả máy phun thuốc.
Có thể bạn quan tâm

Ông Châu Văn Quầy, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) tuy đã bước qua tuổi ngũ tuần nhưng ông vẫn còn mang dáng hình vạm vỡ, rắn rỏi của con người yêu lao động.

Là thôn đầu tiên thử nghiệm mô hình cấy lúa chống hạn, đến nay thôn Đầu Suối A, xã Phước Chiến (Thuận Bắc) đã bước sang vụ thứ hai. Bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi trước hiệu quả kinh tế từ mô hình này.

Trên diện tích đất canh tác 7 ha, anh Dưỡng xây dựng trang trại trồng hành, tỏi, cây ăn trái và chăn nuôi bò. Năm 2008, anh mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn 50 triệu đồng để đầu tư, cải tạo đất rẫy. Không ít người cho rằng cách làm của ông Dưỡng "khùng" sẽ chẳng đi đến đâu. Dám nghĩ, dám làm, anh trồng 1,6 ha xoài, 4 sào táo, 8 sào hành, còn lại trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo.

Trở lại vùng sản xuất và kiểm định giống thuỷ sản tập trung An Hải (Ninh Phước), tôi chợt bâng khuâng nhớ về một ngày cách nay 20 năm, khi lần đầu tiên cùng một đồng nghiệp đi ngang qua đây để đến Phú Thọ, một thôn hẻo lánh thuộc phường Đông Hải (Phan Rang-Tháp Chàm).

Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho- trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn. Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho- trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.