Hiệu quả kinh tế từ mô hình sử dụng máy phun thuốc trong trồng rau
Được biết trong 6 tháng đầu năm 2015 Trạm Củ Chi đã chuyển giao 42 máy phun thuốc cho nông trồng rau trên địa bàn huyện, nhằm tạo điều kiện cho nông dân tại đây tiếp cận được công nghệ mới trong trồng rau từ đó có hướng phát triển diện tích, nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế cho nông hộ, góp phần nâng chất tiêu chí tăng thu nhập cho xã nông thôn mới trên địa bàn Củ Chi.
Về hiệu quả mô hình cơ giới hóa (máy phun thuốc) trong trồng rau, ông Dương Văn Minh trưởng trạm khuyến nông cho biết “ Nông dân sử dụng máy phun thuốc mang vai thu lợi nhuận 586.000đ cho 1 lần phun thuốc trồng rau ăn quả, rút ngắn thời gian phun thuốc xuống 1.5 lần. Mỗi vụ sản xuất bình quân phun 5 lần nhưng do hiệu quả phun cao nên giảm được 1 lần phun thuốc trong vụ, tiết kiệm được 1.350.000đ (từ tiền mua thuốc BVTV 600.000đ và công phun 750.000đ). Như vậy sử dụng máy phun thuốc trên 1ha mỗi vụ tiết kiệm được 3.694.000đ góp phần làm tăng năng suất rau, giảm giá thành sản phẩm”.
Mô hình cơ giới hóa (máy phun thuốc) trong trồng rau tại địa bàn huyện Củ Chi trong những năm qua đã giúp giải phóng sức lao động thủ công, cải thiện tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng rau trên địa bàn, góp phần thúc nhanh đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Cùng ngày, đơn vị cung cấp máy cũng đã hướng dẫn nông dân cách sử dụng máy phun thuốc, công tác bảo trì máy để sử dụng lâu dài, hiệu quả máy phun thuốc.
Related news
Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) trồng hơn 100ha măng cụt. Nếu như thời điểm thu hoạch rộ măng cụt giảm mạnh có lúc 20.000 đồng/kg, giảm hơn phân nửa so với đầu vụ thì hiện nay giá tăng trở lại.
Tân Lập, một thôn của xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng xưa nay có truyền thống trồng rau thương phẩm. Không chỉ dừng lại ở những cây rau truyền thống ven sông Đa Nhim như cà chua, ớt sừng hay cải thảo, bà con Tân Lập còn cung cấp cho thị trường các loại rau thơm. Và Tổ hợp tác Chính Nghĩa, nơi tập trung những người trồng rau thơm đã đồng hành cùng bà con, giúp diện tích rau thơm ở đây ngày càng mở rộng.
Ngành nông nghiệp đã khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa mới đầy triển vọng, song việc nhân rộng diện tích còn rất chậm.
Vụ atisô năm 2015 nông dân các xã trên địa bàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã thu 250,8 tấn lá atisô tươi.
Trồng màu trên đất bờ bao nuôi tôm được nhiều nông dân huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) thực hiện hiệu quả, góp phần tăng nâng cao đời sống; Tuy nhiên bà con đang gặp khó về đầu ra vì hiện nay ở các xã vùng Tôm - Lúa của huyện, vẫn chưa có cơ sở thu mua màu cho nông dân.