Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Hướng VietGAP

Năm 2013, được sự hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa được thực hiện mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGAP tại xã Mỹ Lộc, huyện Hậu Lộc và xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc.
Mô hình có diện tích 1 ha với 3 hộ tham gia. Tổng số cá thả 25.000 con, cỡ cá các loại từ 5-12 cm, mật độ thả 2,5 con/m2, trong đó cá rô phi đơn tính đực chiếm 70%, còn lại cá trắm cỏ, cá mè, cá trôi, cá chép chiếm 30%. Sau thời gian nuôi 7 tháng, tốc độ tăng trưởng của cá rô phi đơn tính đực đạt 0,5- 06 kg/con, các loại cá khác trung bình đạt 0,8kg/con, tỷ lệ sống đạt 75%. Năng suất đạt trên 9 tấn/ha.
Trừ các khoản chi phí, lợi nhuận của mô hình đạt từ 70-80 triệu/ha. Ngoài ra mô hình thực hiện theo chương trình theo hướng VietGAP là quản lý nghiêm ngặt đầu vào như con giống, thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học, môi trường ao nuôi và phòng bệnh trong quá trình nuôi và đầu ra là sản phẩm thu hoạch được. Hồ sơ biểu mẫu ghi chép các chỉ tiêu và thông số đầy đủ và chính xác. Kết quả thành công của mô hình này rất cần nhân rộng trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.

Tận dụng lợi thế địa hình xã có nhiều đồi núi và vườn cây ăn quả, nhiều hộ dân ở xóm Giếng Đá, xã Tiền An (Quảng Yên - Quảng Ninh) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi ong lấy mật. Từ đây, ong đã trở thành con vật nuôi xoá đói giảm nghèo hiệu quả, giúp nhiều hộ dân ở đây vươn lên làm giàu.

Tỏa Tình là 1 trong 2 xã của tỉnh Điện Biên được chọn thí điểm thực hiện mô hình bí thư kiêm chủ tịch xã. Xã sớm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả. Hiện nay, Tỏa Tình đã hình thành vùng chuyên canh cà phê, sơn tra cho giá trị thu nhập cao.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam vừa công bố kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường tại các khu vực sông nước lợ, nước ao nuôi và kiểm tra bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đợt 1, tháng 9. Các mẫu xét nghiệm cho thấy hiện tại độ pH trong nước các ao nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh nằm trong ngưỡng thích hợp, không phát hiện khí độc NH3; vi khuẩn vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước ao nuôi với mật độ thấp; các mẫu kiểm tra không có ký sinh trùng, vi rút gây bệnh.

LTS: Hàng chục năm trước, những ngư dân vùng đầu nguồn An Giang đã gầy dựng nên nghề nuôi cá da trơn. Cũng từ đó, tiếng tăm con cá tra, cá ba sa vang xa và trở thành sản phẩm xuất khẩu chiến lược của quốc gia.