Ông Nguyễn Bé Năm Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau
“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).
Từ 1,2 ha nuôi tôm quảng canh truyền thống, mỗi năm ông thu nhập trên dưới 40 triệu đồng, trừ chi phí con giống thì số tiền còn lại chỉ đủ chi tiêu qua ngày. Từ đó, chuyện nâng cao thu nhập để cải thiện kinh tế gia đình là điều trăn trở đối với ông.
Từ việc tiếp thu kinh nghiệm nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao qua báo, đài, các lớp tập huấn kỹ thuật của cán bộ khuyến ngư tỉnh, huyện, ông Năm mạnh dạn đào ao với diện tích 1.500 m2 thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.
Vụ nuôi đầu ông đã thành công. Với việc thả nuôi 12.000 con post sú, mật độ 8 con/m2, sau hơn 4 tháng nuôi, ông thu được trên 400 kg, lãi hơn 30 triệu đồng.
Kết quả này đã khích lệ, động viên ông tiếp tục trải nghiệm trên mô hình nuôi mới mang lại hiệu quả cao. Do kinh nghiệm nuôi chưa cao nên ông thất bại trong vụ nuôi thứ hai và tích lũy thêm kinh nghiệm cho những vụ nuôi tiếp.
Giờ đây, việc sử dụng các loại thuốc, hoá chất ông đã thuộc lòng, và cân nhắc thật kỹ trước khi dùng. Bởi nếu lạm dụng, hiệu quả không bao nhiêu nhưng tốn nhiều chi phí. Trong nuôi tôm, việc quản lý tốt môi trường ao nuôi như thức ăn, các yếu tố pH, độ kềm, độ mặn... được ông đặt lên hàng đầu. Hiện nay, ông đang nuôi vụ thứ ba, tôm được 3,5 tháng tuổi, trung bình 50 con/kg. Dự kiến sau 5 tháng nuôi, ông thu không dưới 50 triệu đồng.
Từ những thành công của ông Nguyễn Bé Năm đã cổ vũ tinh thần nông dân trong ấp rất lớn. Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Phú Thạnh Trần Việt Thắng cho biết: “Đến nay trong ấp có 11 hộ thực hiện mô hình này mang lại thu nhập cao cho gia đình. Đây là mô hình hiệu quả đầu tiên của ấp, cũng là mô hình chủ lực trên mặt trận xoá nghèo của địa phương trong thời gian tới".
Có thể bạn quan tâm
TS Đặng Kim Sơn nhấn mạnh như vậy tại buổi giao lưu trực tuyến “Tiếp sức cho nông dân” do Báo điện tử Dân Việt - Báo NTNN tổ chức cuối tuần qua. Rất nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi đề cập đến Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Huyện Châu Thành từ lâu được biết đến là vùng chuyên canh bưởi Năm Roi đặc sản của Hậu Giang. Nhờ cây bưởi mà nhiều hộ nông dân thoát nghèo làm giàu. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá bưởi bấp bênh, sâu bệnh hoành hành chưa có thuốc đặc trị, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và thu nhập của bà con nông dân
Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bắt đầu xuất hiện loài cá đầu sấu (hay còn gọi là cá sấu hỏa tiển, cá Phúc Lộc Thọ...). Loài cá này do các cơ sở bán cá cảnh đưa ra bán cho những người chơi cá cảnh, con nhỏ nhất giá từ 160 - 200 ngàn đồng/con, loại 400gr - 1kg có giá từ 500 - 800 ngàn đồng/con.
Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.