Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Của Công Nghệ Sinh Thái Và Bảo Tồn Ong Mật

Hiệu Quả Của Công Nghệ Sinh Thái Và Bảo Tồn Ong Mật
Ngày đăng: 13/05/2013

Ngày 9/5, tại Tiền Giang, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam hợp tác cùng chuyên gia Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) do Tiến sĩ KL. Heong và Tiến sĩ Monina M. Escalada phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức sơ kết Chương trình “Công nghệ sinh thái và bảo tồn ong mật, thụ phấn tăng năng suất cây trồng” lần đầu tiên tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ và khu vực ĐBSCL.

Theo các chuyên gia, lần đầu tiên thực hiện thí điểm mô hình trong vụ lúa đông xuân 2009 - 2010 ở xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy) và xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè) của tỉnh Tiền Giang, với 20.000 cây hoa đủ loại xung quanh khu ruộng rộng 35ha. Sau đó, tỉnh An Giang bắt đầu phát triển mô hình công nghệ sinh thái với diện tích 100ha của 350 nông dân tham gia.

Kết quả cho thấy, trên mỗi ha ruộng lúa, nông dân tiết kiệm được 400.000 đồng chi phí thuốc phòng trừ sâu rầy và 100.000 đồng tiền thuê nhân công phun thuốc; nông dân giảm được 4 - 5 lần phun thuốc trừ rầy và sâu cuốn lá nhưng vẫn đạt năng suất từ 6 - 6,5 tấn/ha ở vụ hè thu và thu đông, 7,5 - 8 tấn/ha ở vụ đông xuân (có nơi đạt đến 9 tấn/ha), tăng từ 0,5 - 1 tấn/ha so với canh tác bình thường.

Tiến sĩ KL. Heong, Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế IRRI cho biết, trồng cây có hoa trên bờ ruộng để hấp dẫn và nuôi dưỡng ong ký sinh sâu hại lúa đến hút mật và phấn hoa, sau đó bay trở lại ruộng tìm sâu hại để đẻ trứng. Trên ruộng lúa, sâu rầy vẫn có nhưng thiên địch sẽ nhiều hơn, giúp tiêu diệt sâu rầy, bảo vệ sản xuất và tạo sinh cảnh đẹp vì bờ ruộng có hoa. Nhờ vậy mà nông dân không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, trừ khi nào cấp thiết nhất mới phải sử dụng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Theo TS. Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, trồng hoa trên bờ ruộng là một mô hình mới rất có triển vọng, phù hợp với việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Khi trồng hoa, nông dân cần chú ý đến giống hoa được khuyến cáo trồng rộng rãi để có tác dụng thu hút, nhân nuôi các côn trùng có ích, các thiên địch, đặc biệt là loài ong ký sinh tốt như: Hoa sao nhái, hoa cẩm tú, hoa quỳ, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp, đậu xanh... Trồng hoa trước khi sạ lúa, tốt nhất là từ 20 ngày đến 1 tháng, hoặc trồng cây hoa trực tiếp trên bờ ruộng từ 7 - 10 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Mỹ giảm mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam Mỹ giảm mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam

Ngày 10-9, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho biết Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 1-2-2013 đến 31-1/2014.

10/09/2015
Thua lỗ vì nuôi tu hài Thua lỗ vì nuôi tu hài

Thời gian gần đây, người nuôi tu hài trên vịnh Cam Ranh lâm vào cảnh thua lỗ bởi tu hài chết liên tục trong nhiều vụ. Nhiều hộ nuôi đã quyết định đoạn tuyệt với đối tượng nuôi này.

10/09/2015
Giá khóm Hậu Giang tăng cao Giá khóm Hậu Giang tăng cao

Từ đầu tháng 9 đến nay, giá khóm (dứa) tại Hậu Giang liên tục tăng cao, gần gấp đôi so với đầu vụ, hiện khóm không đủ nguồn cung cho thị trường.

10/09/2015
Giá muối nhích lên Giá muối nhích lên

Hiện muối sản xuất thủ công tại Khánh Hòa được thương lái thu mua với giá từ 450.000 - 500.000 đồng/tấn, tăng 100.000 - 150.000 đồng/tấn so với tháng trước.

10/09/2015
Đảm bảo vụ lúa thu đông ăn chắc Đảm bảo vụ lúa thu đông ăn chắc

Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn TP Cần Thơ đã xuống giống hơn 68.500 ha lúa thu đông 2015. Nhìn chung, phần lớn các trà lúa đang phát triển tốt, ít xảy ra các loại sâu bệnh và nước lũ cũng chưa nhiều. Tuy nhiên, chính quyền và người dân không chủ quan, thường xuyên thăm đồng nhằm bảo đảm vụ lúa thu đông ăn chắc.

10/09/2015