Người Đảng Viên Làm Kinh Tế Giỏi
Được sự giới thiệu của Đảng ủy xã Ẳng Cang chúng tôi đến thăm gia đình ông Lò Văn Muôn, bản Hua Ná, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng. Ông Muôn không chỉ là đảng viên năng động, nhiệt tình trong công việc mà còn là người tiên phong, gương mẫu trong phát triển kinh tế - xã hội…
Ông Lò Văn Muôn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ẳng Cang, từng tham gia quân đội chiến đấu tình nguyện bên nước bạn Lào. Năm 1974 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự ông trở về quê hương lập nghiệp.
Trong điều kiện khó khăn, năm 1985, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế, ông mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp mua 3 con bò sinh sản. Sau nhiều lần thất bại, tự rút kinh nghiệm ông đã tìm tòi, học hỏi nhiều phương pháp mới để chăm sóc, phát triển số lượng đàn bò lên 15 con. Tiền tích lũy từ bán bò, ông đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi.
Hiện nay, gia đình ông nuôi 6 con trâu phục vụ sản xuất nông nghiệp, 8 con lợn sinh sản và hàng trăm con gia cầm các loại.
Bên cạnh đó, gia đình ông còn khoanh nuôi trồng mới 2ha rừng, trồng 4.000m2 ruộng 2 vụ; đào 1.000m2 ao cá và 400m2 vườn rau xanh. Mỗi năm trừ chi phí gia đình ông thu nhập trên 150 triệu đồng. Với nguồn thu nhập từ trồng rừng, chăn nuôi... gia đình ông đã mua được ô tô tải chở hàng phục vụ người dân trong bản cũng như vùng lân cận; xây dựng ngôi nhà sàn rộng, khang trang với đầy đủ vật dụng trong gia đình.
Không chỉ sản xuất giỏi, ông Muôn luôn gương mẫu thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, vận động người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ gia đình khó khăn trong bản từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.
Đồng thời, với vai trò Trưởng ban công tác mặt trận bản Hua Ná và đại biểu HĐND xã, ông thường xuyên xuống từng hộ gia đình thăm hỏi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, kết hợp tuyên truyền vận động người dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn...
Với tinh thần, trách nhiệm hết lòng vì công việc, ông Lò Văn Muôn được huyện, xã tặng nhiều giấy khen; nhưng với ông phần thưởng cao quý nhất là sự đoàn kết, gắn bó của người dân bản Hua Ná trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng bản làng khang trang, giàu đẹp.
Có thể bạn quan tâm
Vài năm trở lại đây, nông dân Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: chanh dây ở xã Nghĩa An, cam sành ở xã Sơn Lang và cây vải thiều ở xã Đông. Riêng cây vải thiều được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế hiện đang được bà con mở rộng diện tích khá nhiều.
Vụ xuân năm nay, huyện Tân Yên (Bắc Giang) trồng gần 1.700 ha lạc tập trung chủ yếu ở các xã: Phúc Hòa, Việt Lập, Quế Nham...
Thời gian qua, Đồng Nai thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, có những dự án phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, chế biến để xuất khẩu những “siêu giống” mới có lợi thế vượt trội so với các giống truyền thống, như: cây siêu cao lương, cây cỏ Cực Đông số 6…
Ngày 26/5, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng cho biết, diện tích cà chua trong toàn tỉnh Lâm Đồng bị sâu xanh gây hại đang có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, cả tỉnh có 471ha cà chua bị sâu xanh gây hại - tăng 71ha so với tuần trước, tỷ lệ hại từ 2,5% - 20%.
Bao đời nay, cây tỏi đã gắn liền với cuộc sống của bà con thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Dù còn nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn yêu nghề, giữ nghề và có một khát khao cháy bỏng là được mang sản phẩm chất lượng này tới người tiêu dùng trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.