Hiệu Quả Cao Từ Nuôi Hải Sâm Kết Hợp Tôm Sú

Ở xã Xuân Hải (TX Sông Cầu) hiện có một số hộ áp dụng mô hình nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú rất thành công. Mô hình này chi phí đầu tư ít, chủ yếu lấy công làm lời, nhưng hiệu quả mang lại rất ổn định.
Ông Nguyễn Văn Mỹ ở xã Xuân Hải cho biết: “Trước đây, gia đình tôi cũng chỉ nuôi các loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng… như bà con quanh vùng. Tuy nhiên, do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm nặng, tôm bị bệnh nên lỗ vốn. Đúng thời điểm đó, con tôi ở Cam Ranh (Khánh Hòa) góp ý chuyển sang nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú.
Lúc bắt đầu thả giống, tôi rất lo lắng. Tuy nhiên, vụ nuôi đầu tiên, tôi đã thắng lợi”. Theo ông Mỹ, gia đình ông bắt đầu nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú từ năm 2008 đến nay và năm nào cũng có lãi. Vụ nuôi năm nay, gia đình ông Mỹ thả 30.000 con giống hải sâm với diện tích 1,3ha/5 hồ nuôi.
Hải sâm là đối tượng chính trong hồ nuôi còn tôm là đối tượng nuôi phụ. Tuy nhiên, thức ăn đầu tư cho hải sâm hầu như không có mà chủ yếu hải sâm ăn lại thức ăn thừa của tôm và ăn các chất hữu cơ khác có trong lớp đáy bùn ao. Người ta ví hải sâm như một bộ máy làm sạch môi trường trong hồ nuôi.
Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Văn Mỹ đã nhận con giống hải sâm từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III để về nuôi ươm và cung cấp giống cho bà con quanh vùng. Theo ông Mỹ, thời gian nuôi ươm con giống để bán khoảng 45 ngày, giá bán bình quân là 3.000 đồng/con.
Kỹ thuật từ khi nuôi ươm cho đến khi nuôi thương phẩm đều rất đơn giản, tuy nhiên muốn nuôi hải sâm thành công cần chú ý các đặc điểm như hồ nuôi phải có lớp đáy bùn để hải sâm dùng làm thức ăn và nơi trú ẩn, phải vệ sinh ao nuôi để loại trừ các loại cua, ghẹ. Trong quá trình nuôi cần bổ sung phân bò ủ hoai với liều lượng từ 30 đến 50kg/1.000m2 ao hồ, mục đích để gây màu và tảo làm thức ăn cho hải sâm.
Sản lượng thu hoạch vụ nuôi này riêng hải sâm khoảng 2 tấn, giá bán 100.000 đồng/kg (tương đương 200 triệu đồng). Trừ các khoản chi phí và cộng với tiền xuất bán tôm sú nuôi kết hợp, ông Mỹ có lãi gần 200 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Mỹ cho biết: “Mô hình nuôi hải sâm kết hợp tôm sú rất hiệu quả.
Với diện tích hồ nuôi như trên, hàng năm, gia đình thu nhập ổn định từ 150 đến 200 triệu đồng, chủ yếu lấy công làm lời chứ chi phí đầu tư rất ít. Thời gian tới, gia đình tôi tiếp tục mở rộng diện tích nuôi và luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp con giống cho bà con quanh vùng có nhu cầu nuôi theo mô hình này”.
Related news

Để hoàn thành tiêu chí thu nhập, góp phần đưa địa phương trở thành huyện nông thôn mới (NTM) vào cuối năm nay, Cần Giờ (TP.HCM) đang đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực kinh tế biển.

Tại diễn đàn “Một số giải pháp phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái vùng ĐBSCL” diễn ra tại Tiền Giang cuối tháng 9, Trung tâm Khuyến nông quốc gia cùng các chuyên gia hàng đầu về cây ăn trái đã trao đổi kinh nghiệm cùng các nhà vườn để phát triển cho cây ăn trái miền Tây.

Giữa tháng 9 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp.

Với chủ đề “Nông nghiệp, nông thôn hội nhập và phát triển- Doanh nghiệp, doanh nhân đồng hành cùng nông dân”, Hội chợ Nông nghiệp – Du lịch – Thương mại vùng biên giới phía Bắc tổ chức tại TP. Lào Cai đã quy tụ được hàng trăm các gian hàng trưng bày sản vật quê hương.

Cho doanh nghiệp (DN) thầu đất vừa được thu sản phẩm (100 – 120kg thóc/sào/năm), vừa có thể trở thành nhân công của DN, canh tác trên chính mảnh ruộng của mình với mức lương 100.000 – 150.000/ngày, những nông dân tham gia Dự án phát triển sản xuất mô hình giống lúa lai F1 tại Nam Định đang được hưởng “lợi nhuận kép”.