Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Lăng Trong Lồng Trên Hồ Chứa
Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thuỷ sản như hệ thống sông suối, ao, hồ tương đối nhiều và phân bố khá đồng đều, với tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 2.450 ha. Ngoài ra, các hồ chứa có nguồn nước dồi dào, môi trường trong sạch, chưa bị ô nhiễm, nguồn lợi phong phú, giàu dinh dưỡng nên rất thuận lợi để phát triển nuôi các loài cá kinh tế và cá bản địa.
Nhằm tận dụng những tiềm năng, lợi thế nói trên, năm 2013 bằng nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Hòa Bình đã triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng, hướng tới mục tiêu phát triển nuôi thủy sản theo hướng công nghệ cao, tăng thêm thu nhập góp phần cải thiện đời sống nhân dân; từng bước đa dạng hóa đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao.
Mô hình nằm trong khuôn khổ của dự án nuôi cá lồng hồ chứa tại hồ Hòa Bình. Mô hình được thực hiện tại 02 xã: Thung Nai (huyện Cao Phong) và xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình), với tổng quy mô 100m3, có 02 hộ dân tham gia, đây là những hộ có điều kiện và có hệ thống lồng bè đáp ứng yêu cầu của mô hình.
Tham gia mô hình mỗi hộ được cấp 500 con giống cá lăng đạt tiêu chuẩn chất lượng và được hỗ trợ thức ăn, vôi, thuốc hoá chất để cải tạo môi trường nước nuôi và phòng trị, bệnh cho cá. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia mô hình, ứng dụng tốt kỹ thuật từ cách xây dựng lồng bè, kỹ thuật nuôi cá thương phẩm đến cách chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá...
Trong suốt quá trình thực hiện, cán bộ phụ trách mô hình thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát những hộ tham gia thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật của mô hình đề ra. Sau khoảng 9 tháng nuôi tỷ lệ sống trung bình đạt 81,9 %; sản lượng thu ước đạt 1.023 kg cá thương phẩm; năng suất trung bình khi thu đạt 10,2 kg/m3, lợi nhuận trung bình 37.000 đồng/m3 trong một vụ nuôi.
Theo đánh giá, kết quả mô hình đã đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra, bước đầu đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với những địa phương có ưu thế hồ chứa và mặt nước lớn. Đây là cơ sở quan trọng, rút kinh nghiệm để xây dựng và nhân rộng mô hình ở những năm tiếp theo trên địa bàn huyện Cao Phong và Thành phố Hòa Bình cũng như trong toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Chiều 5.8, lãnh đạo Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co., Ltd (Kato Office) của Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp đồng kinh doanh đại lý độc quyền.
Loại nhãn này có vị ngọt, thanh, cùi dày. Đặc biệt, thời gian thu hoạch nhãn ghép muộn hơn một tháng so với các giống nhãn thông thường tại địa phương. Vì vậy, sẽ giúp người trồng không lo bị ứ đọng sản phẩm, do nhãn chín rộ cùng một thời điểm, theo đó, giá bán cũng cao hơn.
Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co,. Ltd (Kato Office) Nhật Bản đã ký kết hợp đồng xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật.
Bằng một vài “mánh” về kỹ thuật, sử dụng hương liệu… gạo ăn trở nên đẹp hơn, thơm hơn. Tuy nhiên, cách làm này cũng khiến nhiều người sử dụng lo ngại về giá trị dinh dưỡng của gạo đã bị mất đi.
Ngoài ra, cần phải có đề án về tái cơ cấu lúa gạo theo hướng chuyển sang các giống lúa có giá trị cao, có thể xuất khẩu với giá 700-1.000 USD/tấn thay vì chỉ khoảng 430 USD/tấn như hiện nay. Theo ông Phát, các doanh nghiệp cần chào hàng ở nước ngoài rồi về đặt hàng nông dân sản xuất, không làm theo cách hiện nay.