Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Lăng Trong Lồng Trên Hồ Chứa

Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thuỷ sản như hệ thống sông suối, ao, hồ tương đối nhiều và phân bố khá đồng đều, với tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 2.450 ha. Ngoài ra, các hồ chứa có nguồn nước dồi dào, môi trường trong sạch, chưa bị ô nhiễm, nguồn lợi phong phú, giàu dinh dưỡng nên rất thuận lợi để phát triển nuôi các loài cá kinh tế và cá bản địa.
Nhằm tận dụng những tiềm năng, lợi thế nói trên, năm 2013 bằng nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Hòa Bình đã triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng, hướng tới mục tiêu phát triển nuôi thủy sản theo hướng công nghệ cao, tăng thêm thu nhập góp phần cải thiện đời sống nhân dân; từng bước đa dạng hóa đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao.
Mô hình nằm trong khuôn khổ của dự án nuôi cá lồng hồ chứa tại hồ Hòa Bình. Mô hình được thực hiện tại 02 xã: Thung Nai (huyện Cao Phong) và xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình), với tổng quy mô 100m3, có 02 hộ dân tham gia, đây là những hộ có điều kiện và có hệ thống lồng bè đáp ứng yêu cầu của mô hình.
Tham gia mô hình mỗi hộ được cấp 500 con giống cá lăng đạt tiêu chuẩn chất lượng và được hỗ trợ thức ăn, vôi, thuốc hoá chất để cải tạo môi trường nước nuôi và phòng trị, bệnh cho cá. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia mô hình, ứng dụng tốt kỹ thuật từ cách xây dựng lồng bè, kỹ thuật nuôi cá thương phẩm đến cách chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá...
Trong suốt quá trình thực hiện, cán bộ phụ trách mô hình thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát những hộ tham gia thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật của mô hình đề ra. Sau khoảng 9 tháng nuôi tỷ lệ sống trung bình đạt 81,9 %; sản lượng thu ước đạt 1.023 kg cá thương phẩm; năng suất trung bình khi thu đạt 10,2 kg/m3, lợi nhuận trung bình 37.000 đồng/m3 trong một vụ nuôi.
Theo đánh giá, kết quả mô hình đã đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra, bước đầu đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với những địa phương có ưu thế hồ chứa và mặt nước lớn. Đây là cơ sở quan trọng, rút kinh nghiệm để xây dựng và nhân rộng mô hình ở những năm tiếp theo trên địa bàn huyện Cao Phong và Thành phố Hòa Bình cũng như trong toàn tỉnh.
Related news

UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt vùng quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2020 với tổng diện tích lên đến 30.428,17ha.

Bộ Công Thương cho biết, nếu không có sự đột phá về thị trường thì mục tiêu xuất khẩu 6,8 triệu tấn gạo trong năm 2015 sẽ rất khó khăn.

Khởi nghiệp với bàn tay trắng, đến nay anh Nguyễn Ngọc Hảo ở khu 13, xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đang ăn nên làm ra với nghề trồng nấm.

Những ngày qua, hàng trăm xe container chở hoa quả lại ùn ứ tạicửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) chờ làm thủ tục thông quan, xuất sangTrung Quốc (TQ).

Theo thông tin từ Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt, trong vòng một tháng qua, đã có hơn 200 tấn khoai tây Trung Quốc được nhập về chợ đầu mối nông sản thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Tại đây, khoai tây đã được “phù phép” và xuất đi các thị trường trong cả nước với nhãn hiệu khoai tây đặc sản Đà Lạt.