Hiến kế tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng vịt
Vì vậy, hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh rất cần những giải pháp hay để tái cơ cấu ngành hàng vịt theo hướng bền vững. Đây cũng là nội dung chính của buổi hội thảo được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức vào sáng ngày 24/7, tại Khu Du lịch Mỹ Trà, TP.Cao Lãnh.
Tại buổi hội thảo, Chi cục Thú y tỉnh báo cáo về thực trạng phát triển ngành chăn nuôi vịt, tìm giải pháp triển khai tái cơ cấu ngành hàng vịt trên địa bàn tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Dịp này, đại diện Cục chăn nuôi thông tin đến người chăn nuôi về tình hình xuất khẩu đối với mặt hàng vịt của Việt Nam; đại diện các huyện Tam Nông, Cao Lãnh và Tháp Mười trình bày về kế hoạch phát triển ngành hàng vịt của địa phương trong thời gian tới.
Nhiều giải pháp đưa ra tại hội thảo được phần lớn đại biểu quan tâm là: xây dựng, liên kết theo chuỗi hiệp hội ngành hàng, tạo mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các đại biểu kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, tạo mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi; xây dựng thương hiệu “Vịt Đồng Tháp”...
Hội thảo là dịp để ngành chức năng, doanh nghiệp và người chăn nuôi cùng ngồi lại, đánh giá, phân tích để tìm tiếng nói chung trong việc phát triển ngành hàng vịt theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, phường Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện đánh bắt hải sản nhằm nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, toàn phường có 217 phương tiện đánh bắt hải sản các loại, với tổng công suất 54.000 CV, số lao động trực tiếp đi biển là 1.900 người.
Thấy rõ vấn đề trên Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã chủ động phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại huyện tổ chức tuyên truyền, vận động và mở các đợt tập huấn, giúp hội viên nông dân nắm vững kiến thức bảo vệ môi trường và áp dụng công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học.
Chính quyền địa phương và Công ty cổ phần Khoa học và Công nghiệp (KH&CN) Việt Nam cần bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất cao trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp đầu tư và bà con nông dân cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp.
Hạ tầng được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, khép kín; hệ thống bể sản xuất và ương giống xây dựng theo kiểu nhà kính… Dự kiến, cuối năm 2015 sẽ đưa vào hoạt động, công suất 720 triệu post 12/năm, cung ứng khoảng 70% nhu cầu nuôi cho người nuôi ở vùng Ngũ Điền.
Năm 2014, từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương, Trung tâm KNKN Vĩnh Phúc phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Bình Xuyên triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng từ tháng 4 - 10/2014, với quy mô 10.000 con/100 m3 lồng, cỡ cá giống khi thả là 240 con/kg.