Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hệ Lụy Biến Đổi Khí Hậu Với Sản Xuất Vụ Xuân

Hệ Lụy Biến Đổi Khí Hậu Với Sản Xuất Vụ Xuân
Publish date: Friday. May 16th, 2014

Nơi khô hạn, nắng nóng, nơi lại mưa rầm kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp vụ Xuân 2014. Biến đổi khí hậu đã dẫn đến hậu quả khôn lường đang diễn ra trên diện rộng tại địa bàn tỉnh ta. Nguy cơ mất mùa, thiếu đói lương thực đang hiện hữu trong các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh là điều có thực...

Huyện Quang Bình đã chuyển đổi 270,5 ha diện tích lúa sang trồng màu vụ Xuân, diện tích bị ảnh hưởng trực tiếp hiện nay là: Lạc 1.722,6 ha (cộng cả diện tích chuyển đổi), ngô là 1.491,5 ha (cả diện tích chuyển đổi). Theo đánh giá sơ bộ, số diện tích lạc sẽ giảm khoảng 30% năng suất so với vụ Xuân năm trước. Tương tự, năng suất cây ngô cũng giảm khoảng 23 – 25% so cùng kỳ, nguyên nhân được xác định ban đầu do thời tiết.

Qua theo dõi vụ Xuân, tỷ lệ giờ nắng quá thấp, độ ẩm cao, ngày nóng ẩm kéo dài tới trên 60 ngày liên tục đã làm giảm khả năng quang hợp, dẫn đến cây yếu, sâu bệnh, chủ yếu là nấm bệnh thối nhũn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Tình trạng trên đã làm cho không ít diện tích ngô Xuân bị gãy thân, đổ rạp.

Kiểm tra thực tiễn tại xã Vĩ Thượng cho thấy, diện tích ngô gãy đổ ngang thân chủ yếu trồng trên đất soi bãi và một phần diện tích trên đất lúa 1 vụ. Diện tích lạc bị ảnh hưởng nhiều nhất nằm trong diện tích đất ruộng cao, ít nước, được chuyển từ trồng lúa, sang trồng lạc. Qua kiểm tra nhổ thử cây lạc được trồng tại ruộng cho thấy, cây rất tốt, song rất ít củ.

Nhiều khóm không có củ mà chỉ toàn dễ. Bà con trong xã cho rằng, thời tiết ít nắng, nóng ẩm kéo dài đã làm thối rữa hoa lạc lúc đâm tia, tạo củ và gây nên khả năng mất mùa vụ Xuân trên diện tích lạc, ngô. Riêng đối với cây lúa Xuân thì ít bị ảnh hưởng hơn.

Trên địa bàn huyện Bắc Quang qua khảo sát cho thấy, tình trạng ngô, lạc bị gãy đổ không hề nhỏ. Tại xã Đồng Yên, anh Hoàng Hải Chư, Chủ tịch UBND xã cho biết: Vụ Xuân năm nay, Đồng Yên trồng 732 ha lạc, ngô còn có 75 ha và lúa Xuân chỉ còn trên 55 ha.

Hiện tại kiểm tra đồng ruộng cho thấy, cây ngô bị gãy ngang thân khoảng 22 ha, chiếm tới 1/3 diện tích, cây lạc mỗi gốc chỉ có vài ba củ. Đánh giá sơ bộ diện tích lạc bị ảnh hưởng nặng nhất và năng suất ước chỉ thu được khoảng 1/3 so cùng kỳ năm ngoái.

Mất mùa vụ Xuân đã cầm chắc trong tay, anh Chư khẳng định. Qua khảo sát thực tiễn, vụ Xuân này, huyện Bắc Quang chuyển đổi diện tích trồng lúa, sang trồng lạc là khá lớn, tới cả ngàn ha. Các xã vùng trọng tâm chuyển đổi là Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Đông Thành... cây trồng đang nằm trong tình trạng: Ngô bị gãy ngang thân do bệnh thối nhũn; lạc thì không có củ, toàn dễ và lá. Nỗi lo mất mùa, đói kém đang bao trùm trong dân.

Khác hẳn với các huyện vùng thấp, tại huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì; thời tiết khô hạn kéo dài, kèm nắng nóng đầu mùa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất vụ Xuân. Đã có trên 400 ha ngô của Xín Mần bị hủy bỏ, trồng lại. Diện tích lúa các xã vùng cao phía Bắc của huyện bị thiếu nước, ngô bị héo rũ vẫn xảy ra.

Chiều tối ngày 3.5 mới có trận mưa đầu tiên sau mấy tháng khô hạn được đánh giá là trận “mưa vàng” hy vọng cứu vớt cho các loại cây trồng vụ Xuân. Tại sao lại có sự diễn biến thời tiết khác biệt phức tạp, không tuân theo quy luật trước kia làm ảnh hưởng đến sản xuất vụ Xuân? Ai cũng nhận thấy, sự biến đổi khí hậu bất thường đã và đang diễn ra. Sự biến đổi trên đã đem đến một hệ lụy khó lường cho đời sống, sản xuất nông, lâm nghiệp hiện nay.

Diễn biến xấu của thời tiết đòi hỏi các nhà nông học, khoa học, các nhà quản lý, hoạch định chính sách cần phải “đổi mới” cách nhìn và cần thận trọng hơn trong chỉ đạo sản xuất nhất là việc áp dụng, sử dụng: Giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác.

Cần sớm tổ chức tuyên truyền đến người dân về tác động của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến sản xuất cũng như đời sống để mọi người biết cách phòng ngừa.

Theo nhận định, đa số các gia đình ít có điều kiện đầu tư chăm bón các loại cây trồng bằng phân hóa học mà chủ yếu dùng phân chuồng trong vụ Xuân này lại “ít” bị thiệt hại hơn, thậm trí là vẫn được mùa.


Related news

Cấp bách tái cấu trúc ngành cá tra Cấp bách tái cấu trúc ngành cá tra

Ngày 30.7, tại TP.Cần Thơ, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức hội nghị bàn giải pháp chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL.

Saturday. August 1st, 2015
Chế thuốc diệt sâu khoang bằng đường, rượu, giấm Chế thuốc diệt sâu khoang bằng đường, rượu, giấm

Chỉ với 4 kg đường + 4 lít giấm + 1 lít rượu + 1 lít nước ủ trong 4 ngày lại cho hiệu quả tuyệt vời. Cứ cho hỗn hợp này vào cái lọ treo trên luống rau là ngày nào cũng nhìn bướm sâu khoang chui vào chết mà thấy phấn khởi.

Saturday. August 1st, 2015
Phương pháp bảo quản thủy sản tối ưu bằng hầm poluurethane Phương pháp bảo quản thủy sản tối ưu bằng hầm poluurethane

Hầm bảo quản sản phẩm bằng poluurethane là vật liệu tối ưu ứng dụng vào hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá hiện nay. Thời gian bảo quản tăng từ 7 ngày lên trên 20 ngày mà chất lượng vẫn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu....

Saturday. August 1st, 2015
Mở rộng vùng trồng dược liệu quý Mở rộng vùng trồng dược liệu quý

Khi những loại cây sâm dây và sâm 7 lá hoa ngày càng bị cạn kiệt ở rừng thì đề án “Mở rộng vùng trồng cây dược liệu quý” do UBND huyện Phước Sơn thực hiện được xem rất cần thiết trong việc phát triển vùng dược liệu quý. Đây sẽ là cơ hội để đồng bào vùng cao Phước Sơn thoát nghèo.

Saturday. August 1st, 2015
Khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới Khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Sau khi xã Thuận (Hướng Hóa) được tỉnh Quảng Trị chọn là 1 trong 8 xã triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) vào năm 2010, Đảng uỷ xã Thuận đã ban hành Nghị quyết số 02 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm thực hiện cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, phấn đấu trở thành xã đạt chuẩn NTM.

Saturday. August 1st, 2015