Hậu Giang Kêu Gọi Đầu Tư 10 Dự Án Nông Nghiệp

Ông Nguyễn Văn Đồng, GĐ Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, tỉnh đang triển khai 10 dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Cụ thể gồm dự án NM bảo quản, chế biến trái cây có múi đặc sản Hậu Giang (vùng nguyên liệu 9.700 ha); NM bảo quản, chế biến khóm Cầu Đúc (2.000 ha); Đầu tư SX, tiêu thụ, chế biến cá đồng (1.500 ha); Chăn nuôi tập trung (trang trại từ 1.000 - 2.000 con heo, gia cầm 2.000 con trở lên);
Du lịch sinh thái; Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (2.800 ha); Liên kết, liên doanh với Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang nghiên cứu, chọn tạo, SX giống nông nghiệp công nghệ cao (40 ha); Đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (5.200 ha); Trạm bơm điện (40.000 ha); Xây dựng CĐL lúa chất lượng cao (40.000 ha); Đầu tư vùng nguyên liệu mía (15.000 ha).
Các hình thức kêu gọi đầu tư như liên doanh, DN đầu tư trực tiếp 100% vốn hoặc BOT. Mục tiêu của các dự án nhằm hình thành chuỗi khép kín từ SX đến chế biến, tiêu thụ; Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp an toàn sinh học; Xây dựng tiềm lực công nghệ cao, đẩy mạnh liên kết nghiên cứu thực nghiệm, trình diễn, chuyển giao quy trình công nghệ mới; Tăng cường năng lực tưới tiêu; Tạo mối liên kết 4 nhà, SX theo tiêu chuẩn GAP; Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và nghiên cứu khoa học…
Có thể bạn quan tâm

Một số doanh nghiệp cho biết, hiện nay Việt Nam đã dư sức sản xuất những giống lúa thơm chất lượng cao để làm ra gạo trị giá 600 - 800 USD/tấn.

Thay vì sản xuất tự phát, manh mún, nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định đã tập hợp lại thành CLB Nuôi trồng thủy sản 2, để các thành viên liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế thấp nhất rủi roi...

Buổi chiều trên đồi A1. Chúng tôi nhìn về cánh đồng Mường Thanh, bây giờ đang là tháng Tư, lúa đương thì con gái. Cả không gian xa và rộng trải dài một màu xanh bất tận, vút tầm mắt... Nơi đây cho hạt gạo tám Điện Biên lừng danh.

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang, đến thời điểm này, kim ngạch XK của tỉnh mới đạt 77,68 triệu USD, chỉ bằng 11,6% kế hoạch năm và giảm 41,23% so với cùng kỳ.

Theo người trồng rau, giá bắp cải tăng cao là do thời gian vừa qua mưa kéo dài nên nhiều diện tích trồng bắp cải bị thối. Ngoài ra, do đang là cuối vụ thu hoạch nên sản lượng bắp cải còn ít, trong khi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn rau màu đang khan hiếm.