Hậu Giang Kêu Gọi Đầu Tư 10 Dự Án Nông Nghiệp

Ông Nguyễn Văn Đồng, GĐ Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, tỉnh đang triển khai 10 dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Cụ thể gồm dự án NM bảo quản, chế biến trái cây có múi đặc sản Hậu Giang (vùng nguyên liệu 9.700 ha); NM bảo quản, chế biến khóm Cầu Đúc (2.000 ha); Đầu tư SX, tiêu thụ, chế biến cá đồng (1.500 ha); Chăn nuôi tập trung (trang trại từ 1.000 - 2.000 con heo, gia cầm 2.000 con trở lên);
Du lịch sinh thái; Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (2.800 ha); Liên kết, liên doanh với Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang nghiên cứu, chọn tạo, SX giống nông nghiệp công nghệ cao (40 ha); Đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (5.200 ha); Trạm bơm điện (40.000 ha); Xây dựng CĐL lúa chất lượng cao (40.000 ha); Đầu tư vùng nguyên liệu mía (15.000 ha).
Các hình thức kêu gọi đầu tư như liên doanh, DN đầu tư trực tiếp 100% vốn hoặc BOT. Mục tiêu của các dự án nhằm hình thành chuỗi khép kín từ SX đến chế biến, tiêu thụ; Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp an toàn sinh học; Xây dựng tiềm lực công nghệ cao, đẩy mạnh liên kết nghiên cứu thực nghiệm, trình diễn, chuyển giao quy trình công nghệ mới; Tăng cường năng lực tưới tiêu; Tạo mối liên kết 4 nhà, SX theo tiêu chuẩn GAP; Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và nghiên cứu khoa học…
Related news

Nghề sản xuất nghêu giống mang lại thu nhập cao cho nông dân (Ảnh chụp tại trại nghêu giống ông Trần Văn Vinh – xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang)

Từ đầu năm đến nay, hầu hết các loại nông sản đều giảm giá mạnh, nhưng cam sành vẫn giữ được giá cao với gần 30.000 đồng/kg nên rất nhiều người đã đốn nhãn, dừa.

Trong những năm qua, để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện Văn Bàn (Lào Cai) đã tập trung hỗ trợ nông dân về kỹ thuật sản xuất; cách phòng, chống dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là xây dựng mô hình trình diễn. Mặc dù qua đánh giá, các mô hình trình diễn đều mang lại hiệu quả cao, người dân rất phấn khởi tham gia, nhưng khả năng nhân rộng lại hạn chế. Nguyên nhân là do khó tìm được đầu mối cung ứng giống, đòi hỏi đầu tư, thâm canh cao, thị trường tiêu thụ không ổn định... Những khó khăn đó đòi hỏi khi xây dựng mô hình cần phải tìm hiểu kỹ để khắc phục những hạn chế trên.

Hiện nay, năng suất bình quân của cây mía tại Đồng Nai đạt khoảng trên 59 tấn/hécta/năm. Tuy nhiên, một số nông dân trong tỉnh lại có “bí quyết” đẩy năng suất mía cao gấp 1,5 - 2 lần mức bình quân.

Cây cam sành ở nước ta được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ…