Hạt Kiểm Lâm Bá Thước Phối Hợp Với Các Xã Trồng Mới 100 Ha Rừng
10 tháng năm 2014, Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã phối hợp với các xã trên địa bàn huyện trồng mới được 100 ha rừng sản xuất theo Quyết định 147 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngay từ đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã phối hợp với chính quyền các xã trên địa bàn, chỉ đạo các thôn, bản, hộ dân thực hiện việc trồng rừng mới theo đúng kế hoạch. Các kiểm lâm địa bàn và cán bộ lâm nghiệp các xã thường xuyên kiểm tra, động viên, vận động nhân dân tham gia chương trình, đồng thời tư vấn và giúp đỡ người dân hoàn thành các thủ tục để được hỗ trợ.
Cây trồng chính được trồng mới, gồm: xoan ta, lát hoa, keo tai tượng Úc và luồng. Hàng chục hộ dân của 16 xã, gồm: Ban Công, Lâm Xa, Ái Thượng, Lương Nội, Lương Ngoại, Lương Trung, Thiết Ống, Thành Sơn, Lũng Cao, Cổ Lũng, Thành Lâm, Lũng Niêm, Điền Lư, Điền Quang, Điền Hạ, Điền Thượng đều được hỗ trợ trồng rừng. Ngoài trồng mới rừng trên các khu vực đất trống, đồi trọc, việc tra dặm các diện tích rừng cũng được chính quyền, kiểm lâm địa bàn đôn đốc để các hộ dân thực hiện.
Trong quý III vừa qua, hạt kiểm lâm cùng các ngành chức năng huyện đã phối hợp, giải ngân hỗ trợ trồng rừng cho 5 xã (Ban Công, Điền Thượng, Lương Ngoại, Hạ Trung, Thiết Kế) với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Hà Nội có nhiều loại trái cây đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn muộn Đại Thành, thanh long ruột đỏ... Hiện có nhiều tổ chức, cá nhân từ các tỉnh, thành phố tìm đến Thủ đô mua các loại giống cây ăn quả để phát triển ở địa phương. Thành phố đang đẩy mạnh công tác bình tuyển cây đầu dòng, đáp ứng nhu cầu phát triển vùng cây ăn quả của Thủ đô và cung cấp cho thị trường các tỉnh.
Trên địa bàn Tây Nguyên hiện có 7 doanh nghiệp chuyên trồng và chế biến mủ cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Do thời tiết trong quý III năm nay không thuận, mưa nhiều nên một số diện tích cao su bị rụng lá, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng mủ cao su.
Ba năm qua (2010 - 2013), TP. Hà Nội đã xây dựng được 109 mô hình cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 12 huyện ngoại thành với quy mô 18.670ha, trên 127.000 hộ tham gia sản xuất.
Được biết, cây nha đam bắt đầu được trồng ở tỉnh từ khoảng năm 2002. Đến nay, tổng diện tích nha đam toàn tỉnh trên 260 ha, tập trung chủ yếu ở 2 phường Văn Hải và Mỹ Bình (Tp.Phan Rang-Tháp Chàm).
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân và ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội đã triển khai thí điểm trồng rau trái vụ tại một số huyện ngoại thành. Các mô hình bước đầu mang lại hiệu quả cao, mở ra hướng sản xuất mới, giúp các địa phương hoàn thành nhiều tiêu chí nông thôn mới.