Hạt Điều Rớt Giá Thảm !

Ở thời điểm hiện nay (7/4) giá hạt điều rớt xuống còn 18.000 đồng/ký, bằng với giá hạt điều cách đây 16 năm (1998).Chỉ tính riêng trong tuần lễ đầu tháng 4 hạt điều đã rớt đến 4 giá, từ 25.000 đồng còn 18.000 đồng. Nông dân thu hạt điều chỉ cần để qua một đêm đã thấy lỗ mấy nghìn đồng một ký.
Bình Thuận vào những năm 1999 - 2000 diện tích cây điều lên đến hàng chục nghìn ha. Có huyện diện tích điều chiếm trên 40% diện tích cây lâu năm như Hàm Tân, Tánh Linh…nay thì diện tích điều còn rất ít, chủ yếu chỉ còn cây điều trong vườn, trên rẫy núi.
Cây điều bị chặt phá, trong nhiều nguyên nhân có nguyên nhân chính là do giá cả bấp bênh. Dù không phải lệ thuộc hay bị ép giá như thị trường thanh long, dưa hấu… Hạt điều chủ yếu phục vụ cho các nhà máy chế biến trong nước, chế biến để xuất khẩu. Thuận lợi là vậy, nhưng giá cả thì không ổn định chút nào. Các nhà máy chế biến với lợi thế độc quyền, họ muốn tăng giảm tùy thích.
Cây điều, nhìn về mặt chiến lược, đây là loại cây trồng lâu năm có sản phẩm xuất khẩu giá trị cao, ngoài ra cây điều còn có chức năng phủ xanh đất trống đồi trọc. Ở huyện Tánh Linh vào những năm 1960, điều được trồng thành rừng, thành đồi nối tiếp (đồi Dương Lễ).
Giá trị của cây điều rất rõ ràng, nhưng để nông dân gắn được với cây điều. Từ sản phẩm hạt điều họ có được cái ăn, cái mặc, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hợp lý, nhất là giá cả thu mua.
Related news

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La vừa tập huấn chuyển giao “Kỹ thuật canh tác ngô bền vững trên đất dốc” cho 30 học viên là nông dân sản xuất ngô giỏi trên địa bàn tỉnh.

Chỉ thị yêu cầu các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất nổ, xung điện, các ngư cụ bị cấm trong khai thác thủy sản. Xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm và trước mắt tập trung thanh tra, kiểm tra tại các tỉnh nội đồng và vùng ven biển.

Dự báo nhu cầu muối thế giới dự báo sẽ tăng 2,7% mỗi năm từ 2013 đến 2018, và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy nhu cầu tăng thêm trên toàn thế giới.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Hiệp hội thức ăn chăn nuôi "kêu trời" vì mức thuế giá trị gia tăng (GTGT) do một số cục hải quan áp trên hàng vạn tấn bắp và lúa mì nhập khẩu do có sự hiểu lầm về hai khái niệm “thức ăn chăn nuôi” và “nguyên liệu thức ăn chăn nuôi”.