Đề Xuất Lập Hiệp Hội Người Nuôi Tôm Hùm
Tại khuôn khổ Festival Thủy sản 2014, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Tổng Cục Thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên tổ chức Diễn đàn Khuyến nông-Nông nghiệp “Quản lý và phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại các tỉnh duyên hải miền Trung”.
TS Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, tôm hùm là đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế cao, hiện đang được phát triển nuôi nhiều tại các tỉnh ven biển Nam Trung bộ (khoảng 42.000 lồng).
Sản lượng tôm hùm nuôi trung bình hàng năm đạt gần 1.500 tấn, đem lại nguồn thu trên 3.500 tỷ đồng/năm, góp phần nâng cao đời sống ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung...
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chỉ đạo các ngành liên quan phải tổ chức lại sản xuất, có kiểm soát, tăng cường liên kết, tiến tới thành lập Hiệp hội những người nuôi tôm hùm để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong phát triển sản xuất và thị trường. Sản xuất giống nhân tạo, giảm khai thác giống tự nhiên. Làm tốt công tác quan trắc quản lý môi trường, phòng chống dịch bệnh...
Có thể bạn quan tâm
Ông Võ Văn Minh- Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp Tây Ninh cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tập trung phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo để cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cho người dân.
Chiều 24-8, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã tổ chức hội thảo khoa học “Nuôi heo nạc không sử dụng chất cấm” tại huyện Thống Nhất.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, theo Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2664/QĐ-UBND ngày 28.7.2015, từ nay đến năm 2020, tỉnh ta tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi.
Rệp sáp bột hồng (RSBH) là loại sâu hại nguy hiểm, khó phòng trừ và là đối tượng sâu hại mới, lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, sâu hại này sẽ phát tán, lây lan nhanh chóng ra các vùng trồng sắn ở các địa phương khác. Do tính chất nguy hiểm và nguy cơ gây hại nghiêm trọng của RSBH đối với sản xuất sắn ở trong tỉnh nên việc triển khai sớm các biện pháp cụ thể để ngăn chặn sự lây lan gây hại của RSBH là hết sức cần thiết.
Mô hình canh tác mì xen canh trên đất đồi được chuyển giao cho nông dân huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) thông qua dự án khoa học - công nghệ giai đoạn 2013 - 2015 đã mang lại kết quả khả quan.