Hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu cần được ngăn chặn triệt để

Hiện nay, hầu hết các công ty, xí nghiệp, nhà máy chế biến trong tỉnh Sóc Trăng đều nhập tôm nguyên liệu từ các vựa hoặc cơ sở nhỏ lẻ tại các địa phương, một phần là nhập tôm ngoài tỉnh vào để chế biến. Các cơ sở này sẽ trực tiếp thu mua tôm từ nông dân, phân loại sơ chế để bán lại cho công ty. Qua tuyên truyền, các chủ cơ sở đều có cam kết không đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, không thu mua tôm có bơm chích tạp chất, đồng thời phối hợp tốt các ngành chức năng bảo đảm nguồn cung tôm chất lượng cho các nhà máy chế biến, chị Mai Tuyết Mãnh – Doanh nghiệp tư nhân Thông Tuyền, xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Doanh nghiệp thường mua tôm tại ao nuôi của bà con, nhưng cũng có khi bà con đem tôm tới tận nơi bán cho doanh nghiệp thì mình phải nhìn xem màu sắc của con tôm phải còn tươi đẹp thì mới mua vào.”
Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở vì lợi nhuận mà bơm tạp chất vào tôm, với hình thức ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Đối với những cơ sở trong tỉnh, các ngành chức năng liên tục tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, kiểm soát. Cụ thể từ năm 2010 đến nay, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với thanh tra Sở Nông nghiệp, Phòng An ninh Kinh tế, Phòng Cảnh sát Môi Trường, Chi cục Quản lý thị trường và Trung tâm QLCL nông lâm sản và Thủy sản vùng 5, tổ chức hơn 100 cuộc kiểm tra tạp chất với tổng số 376 lượt cơ sở. Kết quả: phát hiện 01 trường hợp bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, 14 phương tiện vận chuyển tôm bơm chích tạp chất, 05 trường hợp kinh doanh tôm bơm chích tạp chất. Tổng số tôm tịch thu gần 10 tấn, số tôm này nếu đến tay người tiêu dùng sẽ rất nguy hại đến sức khoẻ, kỹ sư Bùi Văn Thanh – Phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Đối với tôm bị bơm, chích tạp chất thì có hai mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng đó là mối nguy hóa học và sinh học, khi người tiêu dùng ăn phải tôm bị chích tạp chất thì bị gây ra các chứng bệnh như: sốt thương hàn, đau bụng tiêu chảy và nhiễm trùng máu.”
Đối với các nguồn tôm nhập từ ngoài tỉnh, cùng các nguồn cung trôi nổi trên thị trường rất khó kiểm soát và ngăn chặn kịp thời, do đó các ngành chức năng khuyến cáo người dân cần biết cách nhận biết và phân biệt, tránh mua nhầm thực phẩm không chất lượng, Kỹ sư Nguyễn Thị Mỹ Anh, Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sóc Trăng có hướng dẫn sau: “Đối với người tiêu dùng cũng như các cơ sở thu mua sơ chế để phân biệt được tôm sạch và tôm bị bơm, chích tạp chất bằng cảm quan như: nếu con tôm bị chích tạp chất thì đuôi con tôm bị xòe ra và gai đuôi bị vảnh lên, mang tôm thì bị phùng ra, các đốt sống từ thứ hai đến thứ sáu của con tôm bị giãn ra…”.
Cách nhận biết tôm bị bơm, chích tạp chất bằng cảm quan.
Những năm gần đây, người nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại rất nhiều do mầm bệnh phát sinh và lây lan trên diện rộng, tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm có nguy cơ tái diễn và phức tạp hơn. Do đó ở góc độ quản lý, các đơn vị chức năng và lãnh đạo các địa phương cũng tăng cường nhiều biện pháp để đối phó và ngăn chặn, đặc biệt mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý triệt để theo quy định; Thạc sĩ Phương Ngọc Tuyết, phó chi cục trưởng - Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Chi cục tăng cường công tác thanh tra định kỳ, đột xuất đối với các cơ sở có dấu hiệu vi phạm đến bơm, chích tạp chất trên tôm và có hình thức xử phạt theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn thực phẩm, SXKD thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản.”
Có thể bạn quan tâm

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp ông Trương Xuân Thiệt đó là một lão ngư quắc thước, vạm vỡ với làn da ngăm rám nắng. Chúng tôi bị cuốn hút bởi những câu chuyện bình dị về biển cả, về những lần ông xả thân cứu các thuyền viên và tình yêu mãnh liệt của ông với biển khơi, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Thành phố Đông Hà (Quảng Trị) hiện có diện tích trồng rau trên 146 ha, trong đó có khoảng 21 ha đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, sản lượng rau hàng năm đạt trên 3.200 tấn; giá trị thu nhập trên 1 ha diện tích canh tác rau đạt từ 100 - 120 triệu đồng, 1 ha rau an toàn đạt khoảng 300 - 350 triệu đồng.

Sở Công Thương Thái Bình vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản, thực phẩm, thủy - hải sản của tỉnh vào thị trường Hà Nội.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, cuối năm 2015, lô hàng nhãn chín muộn đầu tiên của huyện Hoài Đức sẽ được xuất khẩu sang Mỹ, mở ra nhiều triển vọng cho phát triển cây ăn quả đặc sản của Hà Nội.

Hôm nay (ngày 28/5), tại Lào Cai, Sở Công Thương tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Ty Thương vụ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tổ chức Hội nghị “Kết nối xúc tiến xuất, nhập khẩu nông sản, thủy hải sản và đồ gỗ mỹ nghệ lần thứ nhất năm 2015".