Hành, tỏi Lý Sơn có cần cứu giúp
hững ngày qua, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa thông tin tại khu vực đường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP Hà Nội xuất hiện điểm bán hành tỏi Lý Sơn (huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi ) với số lượng gần 10 tấn cả hành và tỏi.
Tại địa điểm này, người bán treo băng rôn kêu gọi người dân Thủ Đô "Ủng hộ mua hành tỏi cho nông dân đảo Lý Sơn", để chia sẻ khó khăn với nông dân đảo Lý Sơn đang bị tư thương ép giá, hành tỏi Lý Sơn tồn đọng không tiêu thụ được…
Tuy nhiên, thực tế thời điểm này, không phải là chính vụ của hành, tỏi Lý Sơn nên không có sự tồn đọng như thông tin.
Không ít nông dân trồng hành, tỏi trên đảo bức xúc vì thông tin mập mờ trên.
Ông Trần Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội, sản xuất kinh doanh và chế biến hành, tỏi Lý Sơn cho biết:
" Tỏi Lý Sơn đang có giá bình thường, tuy không cao nhưng nông dân vẫn có lãi, còn hành tím đang cháy hàng với giá bán cho tư thương tại địa phương gần 30 ngàn đồng/kg, cao hơn giá cùng kỳ mọi năm.
Thông tin hành tỏi Lý Sơn bị chèn ép giá rồi tồn đọng không tiêu thụ được là vô lý, không thể chấp nhận được.
Đây là hành động phá hoại thương hiệu sản phẩm hành tỏi Lý Sơn vốn nổi tiếng lâu nay”.
Theo ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng kinh tế và hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn, mỗi năm tại Lý Sơn chỉ có khoảng trên vài trăm tấn tỏi được thu hoạch và đưa ra thị trường tiêu thụ.
Với sản lượng này, ngoài việc tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh chỉ còn đủ bán cho khách du lịch, không thể có hàng trăm tấn tỏi bị tồn đọng.
Thông tin này sẽ tác động tiêu cực đến thương hiệu hành tỏi Lý Sơn, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của hàng ngàn hộ nông dân trên đảo.
Ông Lê cho biết thêm hiện nay giá tỏi được bán ở Lý Sơn khoảng 50- 55 ngàn/kg, tùy theo loại, giá hành cao nhất chỉ trên dưới 30 ngàn đồng/kg và không đủ tiêu thụ tại thị trường trong huyện.
Với giá cả như hiện nay, mỗi sào diện tích trồng, nông dân lãi được vài triệu đồng.
Người nông dân thu hoạch tỏi.
Bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết giá hành, tỏi Lý Sơn tuy có hạ giá một chút nhưng không ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của nông dân.
Việc mang hành tỏi đi tiêu thụ, mở rộng thị trường là đáng mừng, tuy nhiên, đừng vì tư túi cá nhân mà đánh mất thương hiệu sản phẩm của địa phương.
Bà Hương nói:
“Chúng tôi luôn ủng hộ việc tìm kiếm và mở rộng thị trường nhưng không nên lợi dụng sự đồng cảm của người tiêu dùng mà làm phương hại đến đặc sản của địa phương và ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của bà con nông dân.
Việc có người lợi dụng kêu gọi sự ủng hộ của người tiêu dùng mấy ngày qua tại Hà Nội có điều gì bất thường, mập mờ cần xác minh, để minh oan cho sản phẩm của người nông dân Lý Sơn”.
Sản lượng tỏi thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết chừng đó khó có thể tồn đọng.
Được biết, một kg tỏi bán tại Hà Nội là 75 ngàn đồng, một kg hành là 45 ngàn đồng.
Trong khi mua của nông dân chỉ có 45 ngàn đồng/kg tỏi và 20 ngàn đồng/kg hành, trừ các khoản chi phí như vận chuyển, hao hụt .
Mỗi kg hành và tỏi khi ra đến Hà Nội, người bán còn lãi gần 20 ngàn đồng.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, thị trường nấm trên địa bàn tỉnh Nghệ An gần như "án binh bất động", hệ quả đến từ những thông tin nhạy cảm được đăng tải thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hội thi “Bình tuyển cây bơ năng suất cao, chất lượng tốt năm 2014”, do Trung tâm Nghiên cứu, chuyển giao cây công nghiệp và cây ăn quả (NCCG CCN CAQ) Lâm Đồng vừa tổ chức, đã chọn được cây bơ “ưu tú” nhất trong tổng số 100 cây bơ ở các vùng trọng điểm trồng bơ trong toàn tỉnh gửi về dự thi.
Khoảng 3 năm trở lại đây, khi chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công được thực hiện, gia đình ông Phạm Văn Việt cũng như bao gia đình khác vùng đất Gia An (Tánh Linh) đã xóa bỏ lò gạch thủ công.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Phụ nữ huyện Ba Bể là xây dựng và nhân rộng các mô hình phụ nữ phát triển kinh tế. Do đó, nhiều mô hình thực hiện thành công đã góp phần giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) từ năm trước đã nổi tiếng với những “đại gia” nổi lên từ nuôi tôm chân trắng. Nhưng đến nay, nghề nuôi tôm ở Móng Cái còn được biết đến bởi những cách làm mới, hiệu quả hơn. Đó là phương thức nuôi tôm mùa đông trong nhà kín, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thuỷ sản.