Huyện Tuy An (Phú Yên) nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm

Hộ ông Huỳnh Thanh Hoài ở xã An Mỹ tham gia mô hình với ao nuôi rộng 1.200m2, thả nuôi 6.000 con giống thát lát cườm, cá giống từ 8 đến 10cm, trọng lượng đạt 200 con/kg. Tổng kinh phí đầu tư mô hình hơn 336 triệu đồng. Trong đó, nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh hỗ trợ 100% trị giá con giống, thuốc phòng trị bệnh trên cá nuôi, dụng cụ kiểm tra môi trường và 30% giá trị thức ăn cho cá nuôi, trị giá hơn 136 triệu đồng. Phần còn lại do hộ tham gia mô hình đầu tư.
Qua gần 12 tháng thực hiện, sản lượng thu hoạch ước gần 3,4 tấn, giá bán từ 110.000 đến 120.000 đồng/kg, mô hình này đem lại lợi nhuận hơn 36 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí. Thời gian đến, huyện Tuy An sẽ nhân rộng diện tích thả nuôi cá thát lát cườm trong ao đất ở các vùng nước ngọt, nhằm góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Người Cà Mau không còn xa lạ với nghề ương cua bột. Tuy nhiên, để ương cua bột thành công và đạt hiệu quả như một số hộ dân ở ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn thì không phải ai cũng có thể làm được.

Những ngày gần đây, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL giảm rất mạnh. Chiều 20-6, giá cá tra ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ… chỉ còn 19.000 - 20.000 đồng/kg, đây là mức giá rất thấp trong nhiều năm qua, khiến người nuôi chịu lỗ 4.000 - 5.000 đồng/kg

Ngành sản xuất chế biến cá tra tạo ra sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn khi cả người nuôi và doanh nghiệp đều lâm cảnh khó, lại chưa gắn kết bền vững với nhau! Trong bối cảnh người nuôi thua lỗ lớn, doanh nghiệp thiếu vốn, cạnh tranh gay gắt, không lành mạnh... thì mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỉ USD năm 2012 là một thách thức!

Với thu nhập mỗi năm từ 400-500 triệu đồng, chị Phạm Thị Thanh ở xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang là địa chỉ cho nhiều nông dân tìm đến học hỏi.

Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ bên cạnh giá trị là Khu Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á còn là nguồn sinh kế trù phú của hàng chục vạn cư dân đang sinh sống tại 5 xã vùng đệm của huyện Giao Thuỷ (Nam Định).