Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề nuôi đà điểu hết thời

Nghề nuôi đà điểu hết thời
Ngày đăng: 06/08/2015

Quảng Nam có điều kiện khí hậu, đất đai khá thích hợp cho việc nuôi đà điểu thương phẩm. Nuôi đà điểu cũng không sợ dịch bệnh. Bởi chính tại vùng đất này nhiều đợt dịch cúm gia cầm xảy ra, nhưng điểu vẫn không bị ảnh hưởng. Hơn nữa trước đây nuôi con này còn được cung cấp con giống và bao tiêu đầu ra.

Bà Nguyễn Thị Minh Phương (63 tuổi) xã Tam Xuân II, huyện Núi Thành, Quảng Nam cho biết: Từ năm 2010 trang trại của tôi nuôi được 20 con đà điểu để bán thịt. Lúc bấy giờ không đủ đà điểu thương phẩm để cung cấp cho thị trường. Nuôi đà điểu trước đây còn được cung cấp con giống, chi phí ban đầu tư chuồng trại ít tốn kém, nhưng giá thành bán cao 1kg thịt đà điểu loại 1 lên tới 195.000 đồng.

Còn ông Nguyễn Thành Long, ở xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ nói: Trại đà điểu của tôi cách đây khoảng 5 năm là điểm tham quan học tập của không ít nông dân trong tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng giờ quá khó khăn.

Trước đây về các xã ven biển Quảng Nam thấy những chú đà điểu mạnh mẽ béo tròn, chứng tỏ chúng đang sinh trưởng tốt, thích nghi với môi trường vùng cát. Mô hình chăn nuôi đà điểu tại gia lúc bấy giờ là kỳ vọng để phát triển kinh tế cho các gia đình nghèo vùng cát Quảng Nam. Vì cung không đủ cầu, cho lợi nhuận cao hơn so với trồng hoa màu và thời gian thu hoạch nhanh hơn. Là một “mốt” mới trong chăn nuôi, nên ai ai cũng muốn và đầu tư nuôi đà điểu.

Thế nhưng hiện nay nghề nuôi đà điểu đã qua rồi cái thời hoàng kim. Bà Phương cho biết: Cố gắng giữ trang trại nuôi đà điểu, nhưng ngày càng khó khăn, đến năm 2014 tôi đã phải giã từ con này mà chuyển qua nuôi heo rừng. Nguyên nhân là do không được Trung tâm con giống đà điều bán con giống nữa. Chi phí ngày càng cao lại bí đầu ra và còn nhiều vấn đề khác.

Ông Nguyễn Đăng Hưởng Phó bí thư - Chủ tịch UBND xã Tam Xuân II cho biết: Người dân từ bỏ con đà điểu là do chưa được chuyển đổi khoa học- kỹ thuật, không được đào tạo bài bản về kỷ năng chăm sóc nuôi đà điểu, đà điểu không phát triển khiến, đầu ra thị trường không ổn định, giá cả luôn bấp bênh khiến các hộ nuôi lỗ nặng.

Để phát triển mô hình này trở lại và phát huy hiệu quả, theo ông Hưởng, các cấp chính quyền cần tạo điều kiện giúp đỡ người dân có nguồn con giống, kỹ thuật nuôi đà điểu. Bên cạnh đó là những giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ cho người dân như vay vốn, tìm đầu ra sản phẩm ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn

Chiều 15/6, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Tham dự buổi lễ có tiến sĩ Ignazio, chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); tiến sĩ Bùi Xuân Phong, Phó phòng Quản lý sinh vật hại rừng Cục Bảo vệ Thực vật; tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT.

20/06/2015
Hối hả nhổ mì chạy mưa Hối hả nhổ mì chạy mưa

Sau cơn mưa lớn vào tối 13.6, nhiều nông dân trồng mì trên đất ruộng đã phải hối hả nhổ mì để chạy mưa do sợ mì bị thối củ.

20/06/2015
Cò và thương lái mua lúa gây khó cho nông dân Cò và thương lái mua lúa gây khó cho nông dân

Vài năm trở lại đây, phần lớn nông dân trồng lúa đều bán lúa tươi tại ruộng. Tuy vậy, phía sau là chuyện “cò” lúa hoành hành, thương lái kỳ kèo với nhiều chiêu bài khác nhau đã trở thành nỗi lo thường xuyên của nông dân mỗi khi bước vào mùa thu hoạch.

20/06/2015
Giàu từ trồng nấm Giàu từ trồng nấm

Câu chuyện làm giàu của ông Phùng Văn Vịnh (xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) bắt đầu từ khóa học nghề do Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức năm 2011. Thời điểm ấy, hai vợ chồng ông Vịnh vẫn quẩn quanh với vài sào ruộng khoán, tất tả ngược xuôi nuôi các con ăn học, từ những kiến thức trồng nấm cơ bản học được qua lớp học nghề đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của ông về việc làm kinh tế.

20/06/2015
Thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 70.000 ha Thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 70.000 ha

Năm 2015, tỉnh An Giang phấn đấu thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích 71.670 ha, tăng 37.470 ha so với năm 2014 (năm 2014 diện tích tham gia 34.200 ha). Hiện có 14 doanh nghiệp tham gia thực hiện cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

20/06/2015