Hành tím tỏi Lý Sơn thơm ngon vượt ngàn cây số cắm chốt ở Hà Nội

Bị thương lái ép giá, nhiều nông dân trồng hành tím và tỏi ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) lâm vào tình cảnh điêu đứng.
Để tìm đầu ra cho sản phẩm quê nhà, anh Phạm Văn Thắm – một người dân Lý Sơn quyết tâm đưa hành tím, tỏi vượt hơn 1.000 cây số từ đảo Lý Sơn ra Hà Nội kêu gọi mọi người mua ủng hộ.
Điểm bán hành tím, tỏi ủng hộ nông dân đảo Lý Sơn tại sân chơi của khu K3 đường Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội).
Anh Thắm cho biết, đợt này anh mang ra Hà Nội 8 tấn hành, tỏi (6 tấn tỏi và 2 tấn hành tím).
Anh Phạm Văn Thắm (34 tuổi, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) - người đứng đầu điểm bán hàng cho biết: Hành tím, tỏi Lý Sơn nức tiếng trong và ngoài nước bởi hương vị thơm ngon, đậm đà chứ không cay nồng như hành, tỏi trồng ở nơi khác.
Tuy nhiên, 2 loại nông sản này đang bị hành, tỏi ở một số vùng khác giả thương hiệu, cạnh tranh về giá nên sản phẩm chính hiệu giá bán thấp, không tìm được đầu ra. Sản phẩm bị thương lái ép giá, khấu hao lớn.
Cứ 100kg tỏi bị thương lái trừ 5kg, 100kg hành tím bị trừ 12kg.
Giá bán hành tím, tỏi tại đảo Lý Sơn hiện có giá 50.000 đồng/kg tỏi và 20.000 đồng/kg hành tím.
Theo anh Thắm, với mức giá như vậy, nông dân trồng hành, tỏi không đủ chi phí sản xuất chứ chưa nói đến lãi.
Sau khi vượt hơn 1.000 cây số từ đảo Lý Sơn ra Hà Nội, tỏi bán với giá 75.000 đồng/kg và hành tím có giá 45.000 đồng/kg.
“Người nông dân phải rất vất vả để làm ra những sản phẩm chất lượng.
Tuy nhiên, giá bán thấp nên số lượng hành, tỏi tồn đọng trong dân quá lớn.
Lần này, tôi thuê ô tô mang 8 tấn (6 tấn tỏi, 2 tấn hành tím) ra Hà Nội với mong muốn tìm được đầu ra cho sản phẩm.
Nếu thành công, tôi sẽ tiếp tục về quê thu mua và tiêu thụ cho bà con”, anh Thắm chia sẻ.
Tỏi Lý Sơn thơm ngon nức tiếng trong và ngoài nước bởi vị thơm ngon, đậm đà và dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.
Hành có màu tím đậm khác với màu của hành trồng ở những nơi khác.
Hành tím trồng được quanh năm còn tỏi chỉ trồng được 1 vụ trong khoảng từ tháng 8 Âm lịch đến tháng 1 Âm lịch năm sau.
Mỗi kg tỏi có giá bán 75.000 đồng.
Hành tím bán với giá 45.000 đồng/kg.
Do điểm bán hành, tỏi của anh Thắm nằm ở sâu trong khu dân cư nên ít người biết đến.
Số lượng bán ra không nhiều dù đã mang ra Hà Nội được 1 tuần.
Khách hàng chủ yếu là những người dân ở xung quanh khu vực đó đến mua ủng hộ.
Bạn Linh, Sinh viên trường Đại học Lao động và Xã hội chia sẻ: “Biết được sự khó khăn của người dân Lý Sơn nên em và một số bạn sinh viên tình nguyện đến tham gia để kêu gọi mọi người mua hàng ủng hộ nông dân”.
Hành, tỏi được đóng vào những túi lưới với khối lượng 1kg/túi.
Vừa mua 19kg hành tím và tỏi, chị Lan Anh - một người dân sống trên đường Vĩnh Phúc cho hay, chị tình cờ biết được thông tin có điểm bán hành, tỏi Lý Sơn ở gần nhà nên đến mua ủng hộ.
4 gia đình hàng xóm của chị bận đi làm nên cũng nhờ chị mua một ít để ủng hộ bà con Lý Sơn
Hành tím, tỏi được vận chuyển đến một số điểm bán lẻ do các bạn sinh viên tình nguyện phụ trách.
“Nếu tìm được đầu ra tốt cho sản phẩm của bà con, tôi sẽ về quê và tiếp tục thu mua hành tím, tỏi mang ra Hà Nội”, anh Thắm chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã dự kiến quy hoạch 2 khu vực sản xuất trên địa bàn xã Hiệp Hưng và Hòa Mỹ để xây dựng cánh đồng lớn trồng mía trong năm 2016.

Sau khi được UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương thực hiện chương trình liên kết, hỗ trợ và phát triển cây gấc cho nông dân trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1223/UBND-KTN ngày 25-4-2015.

“Dù biết rau không rõ nguồn gốc nhưng chúng tôi vẫn phải mua ăn, chứ không lẽ chỉ ăn mỗi thịt, cá. Nếu có nguồn rau an toàn, được kiểm định rõ ràng, tôi vẫn chấp nhận mua giá cao hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình mình” – chị Nguyễn Thiên Thanh chia sẻ.

Cứ mãi luẩn quẩn với điệp khúc “trồng-chặt” do ảnh hưởng của giá cả và tình hình sâu bệnh trên cây ăn trái, sau khi chuyển đổi gần 01ha nhãn do bệnh chổi rồng để trồng cây bưởi, nhưng khi cây cho trái thì xuất hiện bệnh sâu đục trái và bệnh vàng lá trên cây có múi.

Nhằm đa dạng cơ cấu cây trồng, người dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, đưa những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất thành vùng tập trung, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho vùng đất đồi.