Hành rớt giá, nông dân gặp khó

Hiện nay, nhiều nông dân Thanh Bình (Đồng Tháp) bước vào thu hoạch hành trắng. Nhưng vụ này, cây hành lại rớt giá mạnh khiến nông dân điêu đứng.
Sau khi thu hoạch 3 công hành đỏ, đạt lợi nhuận hơn 30 triệu đồng, anh Nguyễn Minh Phụng ở ấp Nam, xã Tân Thạnh phấn khởi tiếp tục đầu tư trồng 11 công hành trắng, tăng 8 công so với vụ rồi. Hiện diện tích này đã quá ngày thu hoạch hơn nửa tháng, nhưng đến nay vẫn chưa tiêu thụ được do hành rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg, giảm 6.000 đồng so với vụ nùa trước và giảm hơn 20.000 đồng/kg so với vụ đông xuân.
Theo tính toán của anh Phụng, với mức giá này anh phải lỗ hơn 70 triệu đồng cho ruộng hành của mình. Bán không được, nên ruộng hành của anh bị còi cọc vì quá lứa, đang chờ ngày nhổ bỏ để canh tác hoa màu khác. Đây là tình trạng chung của nhiều nông dân trồng hành ở các xã trong huyện.
Theo Hội Nông dân huyện Thanh Bình, diện tích trồng hành vụ thu đông lên đến 100ha, tăng 40ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung nhiều ở 5 xã cù lao: Tân Hòa, Tân Huề, Tân Quới, Tân Bình, Tân Long. Nguyên nhân khiến giá hành xuống thấp là do người dân trong và ngoài huyện trồng tự phát và chưa nắm được nhu cầu thị trường.
Cung vượt quá cầu đã khiến người nông dân phải gánh thiệt hại lớn. Để hạn chế tình trạng trên, thời gian tới, Hội sẽ cùng cơ quan chức năng tăng cường hợp tác tiêu thụ nông sản với các siêu thị, trong đó có TP.Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.

Câu chuyện bắt đầu khi xã Vạn Ninh cùng với các địa phương khác trong huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khởi động phong trào xây dựng nông thôn mới. Với địa hình bán sơn địa có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng, xã Vạn Ninh khuyến khích nhân dân tập trung vào các mô hình kinh tế trang trại với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó định hướng đến vấn đề quy hoạch tập trung, thân thiện với môi trường và xa khu dân cư.

Thời gian gần đây, giá cây tràm ở vùng ĐBSCL liên tục giảm khiến người trồng tràm lao đao. Trước thực trạng đó, nhiều chủ rừng đã ồ ạt chặt bỏ tràm chuyển sang trồng lúa.

Lái Thiêu (TX.Thuận An) từng được biết đến là một địa danh nổi tiếng về cây trái, du lịch sinh thái. Có thể nói, hầu hết du khách đến đây đều muốn một lần được thưởng thức các loại trái cây chính gốc, với hương vị đặc trưng, trong một không gian du lịch sinh thái rất riêng của vùng đất này.

Trải qua 15 kỳ tổ chức, quy mô và tính chất của Hội chợ Triển lãm Quốc tế Thủy sản Việt Nam (Vietfish) ngày càng chuyên nghiệp và mang tầm cỡ quốc tế, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, xứng đáng là một sự kiện quan trọng hàng năm, là điểm hội tụ lớn nhất của tất cả các nhà sản xuất, chế biến thủy sản hàng đầu Việt Nam và đối tác bạn hàng quốc tế.