Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Đổi Đất Lúa Dựa Trên Hiệu Quả Cây Trồng

Chuyển Đổi Đất Lúa Dựa Trên Hiệu Quả Cây Trồng
Ngày đăng: 19/03/2014

Chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại hoa màu khác không chỉ giúp giảm lượng hàng hóa nhập khẩu mà còn cân đối lại lượng lúa gạo hiện dư thừa và bảo vệ độ màu mỡ của đất đai.

Đó là khẳng định của ông Phạm Văn Dư, cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), khi trao đổi với Tuổi Trẻ. Ông Dư cho biết:

- Quan niệm rằng an ninh lương thực là làm ra càng nhiều lúa gạo càng tốt không còn phù hợp tại thời điểm hiện nay, do nhiều quốc gia đang thực hiện chính sách tự túc lương thực một phần hoặc toàn bộ. Nếu VN vẫn tập trung quá nhiều cho sản xuất lúa sẽ gặp khó khăn về xuất khẩu.

Tại ĐBSCL hiện nay, ngoài ba vụ chính (đông xuân, hè thu và thu đông) luôn đạt kết quả rất tốt, các thời vụ canh tác khác đều không đạt yêu cầu. Trong đó vụ xuân hè (còn gọi là hè thu sớm) nằm trọn trong các tháng mùa khô, phụ thuộc nguồn nước tưới tiêu trong suốt vụ sản xuất nên năng suất thấp, thường xuyên bị dịch bệnh tấn công nên trước hết có thể xem xét hạn chế vụ lúa này, chuyển đổi sang các loại cây trồng khác.

* Nhưng chuyển đổi trên 100.000ha cũng chỉ giảm 500.000-600.000 tấn lúa, một con số quá nhỏ so với lượng gạo xuất khẩu 6-7 triệu tấn/năm, trong khi VN vẫn nhập khẩu 3-4 tỉ USD thức ăn chăn nuôi?

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, các tỉnh ĐBSCL sẽ chuyển đổi trên 100.000ha lúa sang bắp, đậu nành... Hiện Bộ NN&PTNT đang đề nghị hỗ trợ 2 triệu đồng/ha đất chuyển đổi để hỗ trợ mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Ngoài ra còn hỗ trợ khâu làm đất 700.000 đồng/ha.

- Việc chuyển đổi đất trồng lúa cần phải có thời gian, không thể nói là làm ngay được. Sau giai đoạn thí điểm ban đầu, nếu có hiệu quả nông dân sẽ chuyển đổi nhiều hơn. Việc chuyển đổi cũng tùy theo điều kiện từng địa phương, có thể chuyển đổi từng phần hoặc toàn bộ.

Hướng chuyển đổi là ổn định diện tích đất trồng lúa hai vụ, hình thành vùng sản xuất hàng hóa bắp và đậu nành, trong đó vùng chuyên bắp khoảng 100.000-150.000ha. Với năng suất bắp lai ở ĐBSCL hiện nay là 6-7 tấn/vụ, nếu chuyển đổi 100.000ha có thể tạo ra 600.000-700.000 tấn bắp, giảm đáng kể lượng bắp nhập khẩu mỗi năm.

* Đã có bằng chứng nào cho thấy việc chuyển sang trồng bắp có hiệu quả hơn trồng lúa không, thưa ông?

- Các mô hình thí điểm làm ở Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang đều cho hiệu quả cao hơn trồng lúa 30-100%. Tuy nhiên, nếu muốn đạt hiệu quả như mong đợi khi làm đại trà, Nhà nước phải có chính sách đầu tư hạ tầng, nghiên cứu giống và hỗ trợ nông dân. Đặc biệt, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo đầu ra của các loại hàng hóa được chuyển đổi, kể cả ở nội địa cũng như xuất khẩu.

* Ngoài ĐBSCL, khu vực nào có thể chuyển đổi diện tích cây lúa sang cây bắp, đậu nành, thưa ông?

- Vùng ĐBSCL và Đông Nam bộ có điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây bắp và cây đậu nành cũng được trồng phổ biến những năm trước đây. Tuy nhiên, do sự sắp xếp cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng chuyển đổi chưa phù hợp nên việc tăng diện tích còn gặp nhiều khó khăn và chậm phát triển.

Riêng vùng Đông Nam bộ có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, trình độ thâm canh cao, đất đai rộng, phù hợp cho phát triển cây bắp nên cũng có khả năng chuyển một phần diện tích lúa sang loại cây trồng này. Cái khó của khu vực này là hạn chế về lao động, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để chuyển sang đất công nghiệp.

* Ngoài vấn đề đầu ra cho sản phẩm, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang các cây trồng khác còn gặp khó khăn gì, thưa ông?

- VN đầu tư cho cây lúa gần 40 năm nay, hạ tầng nông nghiệp nông thôn đều tập trung cho cây lúa và chế biến lúa gạo nên không dễ để chuyển dịch ào ào sang cây trồng khác ngay được. Chẳng hạn, ngay cả hoạt động thu mua chế biến bắp cũng phải chuẩn bị vốn, đầu tư trang thiết bị thu gom, phơi sấy, chế biến...

Đặc biệt, các tiến bộ kỹ thuật cho các cây trồng trên cạn (không phải lúa nước) đến nay hầu như không có nhiều thay đổi, có chăng là nghiên cứu về dinh dưỡng cho một số cây trồng cạn nhưng mức độ phổ biến thông qua công tác chuyển giao vào sản xuất còn chậm.

Chúng ta cũng chưa có những quy trình sản xuất cho từng loại cây trồng tại những vùng sản xuất riêng biệt. Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất cây trồng cạn chưa được đầu tư, chưa có những nghiên cứu sâu rộng về kỹ thuật và quy trình canh tác cho từng loại cây ở từng tiểu vùng sinh thái.


Có thể bạn quan tâm

Hướng Đi Mới Cho Ngành Cá Tra Hướng Đi Mới Cho Ngành Cá Tra

Những năm qua cá tra được xem là sản phẩm “độc quyền” của Việt Nam trên thế giới, sản lượng chiếm hơn 80% thị phần cá tra toàn cầu. Cá tra của Việt Nam được xuất đi 149 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch năm 2013 đạt hơn 1,76 tỷ USD.

23/06/2014
Thanh Hóa Trồng 24,5 Ha Cà Chua Bi Xuất Khẩu Sang Liên Bang Nga Thanh Hóa Trồng 24,5 Ha Cà Chua Bi Xuất Khẩu Sang Liên Bang Nga

Vụ đông 2014 - 2015, Công ty CP Khoa học công nghiệp Việt Nam (trụ sở tại TP Hà Nội) ký hợp đồng với xã Định Bình (Yên Định - Thanh Hóa), quy hoạch và trồng 24,5 ha cà chua bi để lấy quả xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga.

26/11/2014
Làm Giàu Từ Mô Hình Chăn Nuôi Tập Trung Làm Giàu Từ Mô Hình Chăn Nuôi Tập Trung

Đến trang trại chăn nuôi tập trung của gia đình anh Nguyễn Đình Giang ở thôn Trại Me, tôi thấy đây là một trang trại được đầu tư khá quy mô, bài bản. Trang trại được quây quanh bởi tường rào, hệ thống ao cá; khu vực chuồng trại chăn nuôi được quy hoạch tốt.

23/06/2014
Để Cây Ca Cao Vươn Cao Để Cây Ca Cao Vươn Cao

Đầu thập niên 2000, lần thứ 3 cây ca cao lại được trồng trở lại ở các tỉnh phía Nam với sự vào cuộc của các tổ chức nước ngoài, đầu tiên là ACDI/VOCA với dự án Success Alliance (Mỹ), sau đó là Helvetas (Thụy Sĩ). IDH… cùng các công ty nước ngoài Cargill, Mars, Puratos Grand Place... Ca cao là một trong số ít cây trồng ưu tiên trong hợp tác công tư (PPP) với dự án phát triển ca cao bền vững do Chính phủ Hà Lan tài trợ cùng với sự vào cuộc của Rabobank, Tổ chức IDH và Tập đoàn Mars, Cargill (Mỹ).

26/11/2014
Giải Pháp 9 Trong 1 Cho Cây Lúa Giải Pháp 9 Trong 1 Cho Cây Lúa

Hiện ở đồng bằng Sông Cửu Long cũng như ở Sóc Trăng nhiều trà lúa hè thu đang bước vào giai đoạn làm đòng và trổ bông, đây là giai đoạn cực trọng liên quan tới năng suất lúa. Việc giữ cho cây lúa sạch bệnh, không bị sâu hại tấn công sẽ giúp lúa đạt năng suất cao.

23/06/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.