Hàng Trăm Ha Lúa Đông Xuân Có Nguy Cơ Thiếu Nước

Ông Văn Bá Năm - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, do từ đầu vụ đến nay không có mưa nên mực nước các hồ chứa xuống thấp, sông suối cạn kiệt, hàng trăm héc ta lúa đông xuân trên địa bàn huyện có nguy cơ thiếu nước tưới trong giai đoạn trỗ.
Hồ Thạch Bàn đảm nhận tưới cho 600ha lúa của các xã Duy Thu, Duy Phú, Duy Tân, dự báo thiếu hụt 1,8 triệu mét khối nước, hàng trăm héc ta lúa đang bị đe dọa thiếu nước tưới.
Những ngày qua, Chi nhánh Khai thác thủy lợi Duy Xuyên phải đặt 2 mô tơ điện bơm nước từ sông Thu Bồn đổ ngược vào chống hạn cho diện tích lúa đông xuân ở cuối kênh hồ Thạch Bàn.
Cũng do nắng hạn, nước mặn đã xâm nhập sâu vào sông Câu Lâu, cách trạm bơm 19/5 (Duy Phước) 500m, nếu thời tiết tiếp tục nắng hạn, nước sông Câu Lâu sẽ bị nhiễm mặn sớm hơn mọi năm, hơn 1.100ha lúa đông xuân thuộc khu vực tưới của trạm bơm Xuyên Đông và trạm bơm 19/5 có nguy cơ thiếu nước trầm trọng.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện thành công nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp, tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân.

Qua đó, các hội viên áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Với phương thức “cầm tay chỉ việc”, HND xã đã phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, đến từng gia đình hội viên hướng dẫn, giúp đỡ nông dân làm kinh tế, cùng vươn lên làm giàu.

Thời gian qua, phường Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện đánh bắt hải sản nhằm nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, toàn phường có 217 phương tiện đánh bắt hải sản các loại, với tổng công suất 54.000 CV, số lao động trực tiếp đi biển là 1.900 người.

Thấy rõ vấn đề trên Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã chủ động phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại huyện tổ chức tuyên truyền, vận động và mở các đợt tập huấn, giúp hội viên nông dân nắm vững kiến thức bảo vệ môi trường và áp dụng công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học.

Chính quyền địa phương và Công ty cổ phần Khoa học và Công nghiệp (KH&CN) Việt Nam cần bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất cao trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp đầu tư và bà con nông dân cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp.