Trồng Dâu Tây Nhật Chất Lượng Cao Ở Đà Lạt
Sau gần 1 năm trồng 3.000m2 dâu tây Nhật tại khu vực Thánh Mẫu, hộ gia đình ông Vương Đình Phi (xã viên HTX Trung Tín, Đà Lạt) đã và đang “thu hoạch rộ” mỗi ngày trên dưới 20kg, chủ yếu bán tại vườn cho khách du lịch với mức giá ổn định 250.000 đồng/kg, cao hơn gấp nhiều lần so với giá của các loại giống dâu tây khác đang trồng ở địa phương.
Tuy nhiên, quy trình chăm sóc dâu tây Nhật của ông Phi luôn phải đạt “chuẩn sạch” từ khâu xuống giống (trên giá thể xơ dừa) đến khâu tưới nước, bón phân nhỏ giọt (bơm lên từ giếng nước ngầm), sử dụng máy quạt điều hòa nhiệt độ trong nhà kính, và cuối cùng là khâu thu hoạch và đóng gói, thu dọn sạch sẽ các nhánh lá, cuống trái phế phẩm… để tránh phát sinh những mầm bệnh mới. Hiện tại, ông Phi đang nhân giống dâu tây Nhật để trồng mới thêm trong diện tích 2.000m2 nhà kính…
Có thể bạn quan tâm
Nhu cầu mua gạo ở một số thị trường đang tăng lên, song doanh nghiệp vẫn đang chần chừ trong ký hợp đồng xuất khẩu mới do lượng gạo dành cho xuất khẩu gần như không còn nhiều.
Ông Nguyễn Văn Mỹ ở xã Xuân Hải cho biết: “Trước đây, gia đình tôi cũng chỉ nuôi các loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng… như bà con quanh vùng. Tuy nhiên, do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm nặng, tôm bị bệnh nên lỗ vốn. Đúng thời điểm đó, con tôi ở Cam Ranh (Khánh Hòa) góp ý chuyển sang nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú.
Hôm rồi, Tư tôi về thăm nhà, hỏi chuyện đồng áng thì má kể rằng, vụ đông xuân vừa qua gặt được 320kg lúa khô. Má hạch toán: “Với chừng ấy sản lượng, nếu bán lúa với giá 1kg là 5 nghìn đồng thì tổng giá trị thu về 1,6 triệu đồng.
Trong vài năm gần đây do bị ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật đã làm cho nhiều doanh nghiệp bỏ dần thị trường truyền thống giá cao này mà tập trung mở rộng xuất khẩu sang thị trường dễ tính.
Chính nguyên nhân này đã tạo động lực để lãnh đạo xã có kế hoạch thay đổi cách nâng cao giá trị sản xuất cho người nông dân thông qua học nghề. Đức Hiệp cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh tổ chức lớp học trồng lúa năng suất cao.