Hàng Nghìn Gia Súc Đã Chết Vì Rét Đậm, Rét Hại
Đợt rét đậm vừa qua đã làm hàng nghìn con gia súc của người dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc bị chết rét.
Theo thống kê, thiệt hại lớn nhất là Lào Cai với gần 500 con trâu, bò; Lai Châu 475 con trâu, bò, ngựa, dê; Hà Giang 18 con, Cao Bằng 71 con, Bắc Kạn 25 con.
Sở NN&PTNT Lai Châu cho biết, hiện tại, công tác phòng chống đói, rét cho gia súc tại các địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn đang được triển khai. Để giúp các hộ dân bớt khó khăn, tỉnh hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ có gia súc bị chết.
Tại Hà Giang, các địa phương cũng đang quyết liệt phòng chống rét cho cây trồng và gia súc. Đặc biệt với mạ đông xuân, tỉnh đã chỉ đạo người dân lùi ngày cấy so với kế hoạch. Đồng thời 100% diện tích mạ mới đã được người dân che phủ kín nilon.
Còn tại Lào Cai, đợt rét đậm, rét hại lần này không nghiêm trọng như lần trước nhưng ở Sa Pa và đỉnh núi huyện Bát Xát vẫn xuất hiện băng tuyết, làm thiệt hại 70ha su su và 30% diện tích rau, củ quả tại đây.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.
Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở 4 ấp thuộc xã An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đạt lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí. Đây được xem là “mùa vàng” với người trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông khi giá bán đạt... “kỷ lục” 7.000 đồng/kg!
Người nuôi tôm hùm ở TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, hiện giá tôm hùm thương phẩm xuống thấp, chỉ còn 1,2 triệu đồng/kg, giảm 200.000 đồng/kg so với đầu tháng 3 và giảm 600.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2015. Giá tôm xuống thấp khiến người nuôi hòa vốn hoặc lãi ít sau gần 2 năm nuôi.
Hướng tới việc khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và bền vững, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đề ra nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất trên biển, đồng thời thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.
Nghề nuôi cá nước chảy có ở hầu khắp các xã huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, mỗi xã lác đác có khoảng chục hộ nuôi. Ở xã Tình Húc nghề nuôi cá nước chảy phát triển quy mô hơn bởi ở đây có nhiều đồi sườn dốc thoai thoải, có khe nước chảy qua thích hợp với nghề nuôi cá nước chảy.