Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Địa Phương Tăng Cường Bảo Vệ Vườn Cây Ăn Trái Và Hoa Màu Trong Mùa Lũ

Các Địa Phương Tăng Cường Bảo Vệ Vườn Cây Ăn Trái Và Hoa Màu Trong Mùa Lũ
Ngày đăng: 26/10/2013

Những ngày qua, nước lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường nên mực nước lũ ở các địa phương phía nam lên cao. Trước tình hình này, người làm vườn, rẫy đang khẩn trương thực hiện các biện pháp đối phó với lũ.

Tại huyện Lai Vung (Đồng Tháp), lãnh đạo UBND huyện cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành khảo sát và tổ chức duy tu các đoạn đê bao. Hiện toàn huyện có gần 2.000ha vườn cây ăn trái chủ yếu là quýt hồng, quýt đường, cam, bưởi, tập trung ở các xã: Tân Phước, Tân Thành, Long Hậu, Vĩnh Thới. Các xã có đê bao khép kín bảo vệ an toàn các diện tích cây ăn trái là Tân Phước, Long Hậu, Tân Thành.

Các xã Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa diện tích trồng nhãn và quýt đường chiếm gần 800ha, trong đó gần 200ha diện tích do bà con trồng tự phát nên khả năng bị lũ đe dọa cao. Đối với các khu vườn diện tích ít, nhà vườn liên kết với nhau làm cống, đập, chuẩn bị máy bơm, túc trực 24/24 để khi có nước nhiều là sẵn sàng bơm tháo nước. Những vườn riêng lẻ, nhà vườn cũng tiến hành củng cố đê bao, thực hiện các phương pháp như: đắp đập, chuẩn bị máy bơm để ngăn nước lũ.

Anh Nguyễn Phú Thịnh - ấp Thới Hòa, xã Vĩnh Thới trồng 5 công quýt đường sắp cho trái. Do nước lũ lên nhanh anh phải túc trực thường xuyên, dùng vải nhựa bao xung quanh vườn để ngăn nước tràn và đặt sẵn máy bơm để bơm rút nước kịp thời. Nhà vườn chủ động ứng phó nên đến thời điểm này, Lai Vung chưa có khu vườn nào bị thiệt hại do lũ.

Cũng như nhiều địa phương khác, ngay từ đầu mùa lũ, huyện Lấp Vò đã chủ động công tác phòng tránh lũ cho các diện tích hoa màu. Hiện toàn huyện có 1.267ha hoa màu chủ yếu là bắp non, dưa hấu, đậu phộng, đậu đũa, ấu, hành, khoai môn... tập trung ở các xã Hội An Đông, Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B, Long Hưng B. Đến thời điểm này, bà con nông dân thu hoạch được hơn 739ha hoa màu. Do được đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống trạm bơm điện, nạo vét thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu, chống úng nên diện tích hoa màu ở Lấp Vò được đảm bảo an toàn.

Anh Hồ Hoàng Nhị - ấp An Bình, xã Hội An Đông trồng khoai môn nói: “Trước đây, chưa có đê bao khép kín và hệ thống trạm bơm điện nên cứ đến mùa lũ là tôi lo sợ khoai bị ngập. Từ khi có trạm bơm đến nay, tôi trồng màu trong mùa lũ rất yên tâm”. Hiện toàn huyện Lấp Vò còn hơn 527ha hoa màu sẽ thu hoạch an toàn trong thời gian tới. Tuy có đê bao vững chắc nhưng cũng có một số đoạn thấp bị nước tràn nhưng sau đó đã được khắc phục kịp thời. Hiện người dân huyện Lấp Vò đang tăng cường thăm rẫy thường xuyên, be bờ đê lên cao, làm đập để tránh bị nước lũ ngập.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Lợn Rừng, Thu Hơn 200 Triệu Đồng/năm Nuôi Lợn Rừng, Thu Hơn 200 Triệu Đồng/năm

Những người làm công tác đoàn ở huyện Lục Nam (Bắc Giang) ai cũng biết chàng thanh niên Nguyễn Thế Thương, Bí thư Đoàn xã Trường Sơn, một người vừa ham mê công tác xã hội, vừa làm kinh tế giỏi.

11/02/2014
Chuyển Hướng Sản Xuất Để Làm Giàu Chuyển Hướng Sản Xuất Để Làm Giàu

Ông Nguyễn Đình Lộc (thôn 3, xã Đạ Ròn, Đơn Dương, Lâm Đồng) đang sở hữu gần 5.000m2 cà phê robusta cho năng suất cao (bình quân khoảng 5 tạ/sào), hàng năm mang về thu nhập cho gia đình trăm triệu đồng.

11/02/2014
Phấn Đấu Phát Triển Đàn Gia Súc, Gia Cầm Gần 3 Triệu Con Phấn Đấu Phát Triển Đàn Gia Súc, Gia Cầm Gần 3 Triệu Con

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, năm 2014, toàn tỉnh sẽ phát triển đàn gia súc, gia cầm gần 3 triệu con. Trong đó, đàn heo sẽ phát triển với số lượng 230.000 con; gia cầm 2,6 triệu con; đàn trâu, bò, dê đạt 6.200 con...

11/02/2014
Khá Giả Nhờ Nuôi Cút Khá Giả Nhờ Nuôi Cút

Nói đến mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Hòa Hiệp Bắc (Đông Hòa - Phú Yên), nhiều người nhắc đến tinh thần và ý chí vượt khó của vợ chồng anh Lê Kim Thịnh. Việc mạnh dạn áp dụng kỹ thuật nuôi cút sau hơn 4 năm (2009 đến nay), không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn vươn lên khấm khá.

11/02/2014
Khởi Nghiệp Từ 3 Sào Đất Và 2 Con Bò Sữa Khởi Nghiệp Từ 3 Sào Đất Và 2 Con Bò Sữa

Anh Tùng cho biết: Anh bắt đầu với nghề nuôi bò thịt từ năm 1998, sau đó, nhận thấy thời gian quay vòng vốn chậm và lâu cho thu lãi nên đến năm 2000, anh quyết định bán hết đàn bò thịt để chuyển sang nuôi bò sữa. Với số tiền bán đàn bò được 24 triệu đồng, anh sang tỉnh Long An mua 2 con bò sữa giống với giá 22 triệu đồng. Sau đó, anh tiếp tục mua thêm một con nữa.

11/02/2014