Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hàng ngàn ha lúa thiệt hại vì mưa lớn

Hàng ngàn ha lúa thiệt hại vì mưa lớn
Ngày đăng: 17/09/2015

Ruộng lúa bị ngập nước khiến chi phí thu hoạch tăng cao.

Những ngày qua, trên địa bàn các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Tháp Mười (Đồng Tháp) xuất hiện nhiều cơn mưa lớn đã làm hơn 3.000 ha lúa bị đổ ngã tỉ lệ từ 30 - 70%, gây thiệt hại năng suất từ 10 - 20%. 

Bên cạnh đó, lúa sắp đến ngày thu hoạch mà không có thương lái thu mua nên nông dân rất lo lắng. 

Có mặt tại các huyện giáp biên giới của Đồng Tháp nơi có diện tích thu hoạch lúa TĐ sớm nhất ĐBSCL vào thời điểm này, đi đâu cũng nghe nông dân than vắn thở dài vì lúa bị mưa dầm làm đổ rạp, không tìm được máy gặt. 

Dù các trạm bơm điện liên tục chạy hết công suất 24/24 nhưng mặt ruộng lúc nào cũng ướt sũng khiến máy gặt không thể hoạt động. 

Công cắt tay cực kỳ hiếm và giá tăng chóng mặt nhưng nông dân phải bấm bụng bỏ tiền ra mướn vì càng để càng thiệt hại. 

Mặt khác, giá công cắt máy từ 250.000 - 300.000/công, nay tăng thêm từ 100.000 - 120.000 đồng/công so với vụ trước, nếu mướn nhân công cắt tay và suốt giá lên đến 500.000 - 600.000 đồng/công, nhưng rất khó tìm máy. 

Trước cảnh mưa dầm nhiều ngày qua, lão nông Trần Văn Thơm, ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông làm 3 ha lúa giống OM 4900, lúa đã đến ngày thu hoạch nhưng bị đổ ngã hơn 90%. 

Đứng cạnh cánh đồng lúa ngã rạp, ông Thơm chỉ tay nói:

“Chưa bao giờ người dân làm lúa ở đây gặp cảnh này, lúa đổ ngã nằm dưới nước mưa gần 3 ngày nay, chạy ngược xuôi không tìm ra thợ gặt. Giá công cắt lên tới 600.000 đồng/công, mướn xe cộ lúa về đến nhà nữa là ra gần 1 triệu đồng. Nếu cộng cả chi phí, tiền mướn đất (1,3 triệu đồng/công) thì vốn đầu tư lên đến hơn 3 triệu đồng/công.

Thế nhưng giá lúa lại không cao, thương lái chỉ trả chưa tới 4.300 đồng/kg (lúa tươi), bán thì lỗ nặng mà giữ lại cũng không kiếm đâu ra lò sấy, đúng là khổ trăm bề”. 

Đi dọc theo tỉnh lộ từ huyện Tam Nông lên Tân Hồng, Hồng Ngự hầu như các diện tích lúa thu đông sắp đến ngày thu hoạch đều bị ngã rạp nằm chìm trong nước. 

Lúa đổ ngã nông dân gặp nhiều khó khăn 

Ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật An Giang cho biết, hiện nay tỉnh đang tập trung xuống giống lúa vụ thu đông trong các tuyến đê bao tuy có muộn hơn so với các tỉnh lân cận nhưng thời điểm xuống giống đúng đợt bão số 3 đã gây thiệt hại hơn 400ha. Ngành nông nghiệp địa phương đang thực hiện công tác bơm chống úng nhằm hạn chế tối đa thiệt hại. 

Tuy nhiên các hoạt động của máy gặt đập liên hợp lại ngưng hẳn hoàn toàn vì mưa nên phải nằm bờ kênh đợi hết mưa mới tiếp tục hoạt động trở lại. 

Ông Lê Văn Hưng, ở xã Thường Thới Hậu B, huyện Hồng Ngự cho biết, canh tác 2ha tranh thủ trời mưa nhỏ nên thuê máy vào thu hoạch, nhưng khi bán gặp cảnh giá lúa lại liên tục sụt giảm và không có thương lái thu mua. 

Nếu như cách đây một tuần giá lúa tươi Jasmine 85 là 5.100 đồng/kg, OM 4900 là 5.000 đồng/kg thì hiện nay lúa Jasmine 85 giảm chỉ còn 4.700 đồng/kg, OM 4900 giảm còn 4.650 đồng/kg. Theo nhiều thương lái giá lúa giảm do bị đổ ngã chất lượng lúa giảm... 

Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo các địa phương và hợp tác xã, tổ hợp tác tăng cường bơm tiêu úng cho nông dân, đồng thời huy động thêm máy gặt đập liên hợp để khi thời tiết thuận lợi thì thu hoạch lúa nhanh gọn cho nông dân. 

Còn tại Cần Thơ, hàng ngàn hộ dân cũng mất ăn mất ngủ vì lúa bị mưa dầm. Ông Trần Văn Đông, ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) đứng ngồi không yên khi chứng kiến 8 công lúa hè thu bị mưa dầm kéo dài. 

Hơn tuần qua máy cắt chực chờ tại ruộng nhưng không thể thu hoạch được do ngày nào cũng có mưa. 

Còn ông Ngô Thế Vinh ở cùng xã làm 7 công ruộng đã may mắn thu hoạch được mấy ngày qua nhưng đến nay không có nắng đành phải bật quạt hong gió trong nhà. 

An Giang, nơi có diện tích thu hoạch lúa hè thu muộn nhất ở ĐBSCL do gặp mưa bão nên có gần 10.000 ha lúa chưa thu hoạch đã bị đổ ngã hoàn toàn trong mưa. Đến thời điểm này toàn tỉnh đã thu hoạch đạt 90% lúa hè thu trên tổng diện tích xuống giống 234.000ha.


Có thể bạn quan tâm

Tảo độc lại xuất hiện ở một số vùng nuôi tôm hùm Tảo độc lại xuất hiện ở một số vùng nuôi tôm hùm

Theo Trung tâm quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản Miền Trung, hiện môi trường nước tại một số vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên xuất hiện một số loài tảo độc.

27/08/2015
Xây dựng thương hiệu ngọc trai Hạ Long Xây dựng thương hiệu ngọc trai Hạ Long

Năm 2014, sản phẩm ngọc trai của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Đây là sự đánh giá, ghi nhận quá trình xây dựng thương hiệu ngọc trai của Công ty nói riêng, xây dựng sản phẩm đặc trưng của Quảng Ninh nói chung.

27/08/2015
Chủ động phòng chống dịch bệnh trên cá tra Chủ động phòng chống dịch bệnh trên cá tra

Theo Chi cục Thú y Hậu Giang, đến nay, tỉnh đã phê duyệt kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh cá tra giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, hàng năm sẽ phấn đấu có 100% cơ sở sản xuất cá tra giống được thu mẫu giám sát dịch bệnh và được kiểm soát việc sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn thủy sản theo danh mục được phép lưu hành.

27/08/2015
Hoang phế một vùng tôm Hoang phế một vùng tôm

Những năm gần đây, người nuôi tôm ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) liên tục chịu cảnh trắng tay vì dịch bệnh và thời tiết. Vì thế, ngoài một số diện tích chuyển sang nuôi ốc hương, hàng chục hecta đìa nuôi tôm khác tại địa phương, nhất là vùng đìa K18 đang bỏ hoang…

27/08/2015
Trong vùng ngọt hóa nhiều mô hình nuôi xen, chuyên canh hợp lý Trong vùng ngọt hóa nhiều mô hình nuôi xen, chuyên canh hợp lý

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), những giếng khoan lấy nước mặn do nông dân khoan trái phép trong quy hoạch ngọt hóa đã được san lấp. Tuy nhiên, việc nông dân tự thay đổi mô hình làm ăn kinh tế phù hợp với điều kiện ngọt hóa thì vẫn còn rất chậm. Nguyên nhân là do có nhiều gia đình đã lâm vào kiệt quệ, nợ nần nên không thể tự chuyển mình. Hiện nay, một số ao bị bỏ không hoặc chỉ nuôi tôm cầm chừng…

27/08/2015