Hàn Quốc đứng đầu về nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam

Tính đến ngày 15/9, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt giá trị 110,3 triệu USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Riêng bạch tuộc đông lạnh Việt Nam chiếm 31% tỷ trọng nhập khẩu vào Hàn Quốc.
Trong nhóm hàng nhuyễn thể chân đầu, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều nhất là bạch tuộc đông lạnh, tiếp đến là mực đông lạnh.
Trong khi nhập khẩu bạch tuộc đông lạnh tăng trưởng dương và đứng đầu trong nhóm hàng nhuyễn thể chân đầu thì bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh của Hàn Quốc lại đang có xu hướng sụt giảm.
Hàn Quốc nhập khẩu mực sống, tươi, ướp lạnh từ 2 nước là Nhật Bản và Thái Lan.
Trong khi đó nước này nhập khẩu mực đông lạnh từ gần 20 nước trên thế giới; trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam.
Hàn Quốc cũng nhập khẩu bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh từ 4 nước gồm Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam, nhưng Việt Nam là nước xuất khẩu ít nhất mặt hàng này vào thị trường Hàn Quốc.
Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu được 292,7 triệu USD mực, bạch tuộc.
Thị trường đứng thứ hai nhập khẩu các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam là Nhật Bản với gần 71 triệu USD, chiếm 24,2% tỷ trọng. Tiếp theo là EU và ASEAN với tỷ trọng lần lượt là 13,8% và 13%.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 3.000 ha còn lại được gieo trồng rải rác ở vùng đất cát pha ven biển từ các huyện Nghi Lộc ra đến Quỳnh Lưu và một số ít được gieo trồng 2 bên khe suối, dưới chân đồi thấp ở các huyện miền núi cao.

Thời tiết âm u kéo dài, độ ẩm không khí cao khiến bệnh đạo ôn phát sinh mạnh, gây hại đối với sự sinh trưởng của lúa xuân. Mặc dù các địa phương và bà con nông dân đã chủ động phòng trừ, song bệnh đạo ôn vẫn đang đe dọa lúa xuân.

Nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo thành công, nhiều hộ nông dân ở xã Điện Quang (Điện Bàn) đã có cuộc sống sung túc hơn trước.

Trong khi đó, trên cây đậu phụng, sâu khoang cũng đã gây hại ở hầu hết các địa phương. Hiện nay tổng số diện tích đậu phụng bị nhiễm loại sâu này là 196ha với mật độ bình quân 10 - 20 con/m2, thậm chí nhiều nơi ở Tam Kỳ, Thăng Bình lên đến 50 - 100 con/m2.

Nhiều địa phương ở Thăng Bình thành lập đội thủy nông với nhiệm vụ dọn vệ sinh các con mương để người dân thuận tiện trong việc lấy nước vào ruộng. Đội thủy nông của tổ 11, thôn Tú Nghĩa, Bình Tú (Thăng Bình) là một ví dụ.