Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển dịch vụ môi trường rừng

Phát triển dịch vụ môi trường rừng
Ngày đăng: 26/11/2015

Ngoài ra, chính sách này còn góp phần nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện môi trường rừng...

Tiềm năng

Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm Bình Phước, hiện nay tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh hơn 178.400 ha, gồm hơn 31.300 ha đất rừng đặc dụng, 44.500 ha đất rừng phòng hộ, và hơn 102.000 ha đất rừng SX.

Toàn bộ diện tích này chủ yếu được giao, cho thuê với các chủ rừng là vườn quốc gia, khu di tích, các nông lâm trường trực thuộc Cty nhà nước, BQL rừng, DN tư nhân, tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học lâm nghiệp… có khả năng cung ứng được cả 5 loại DVMTR theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR.

Ông Trần Văn Lộc, Giám đốc Quỹ Bảo vệ - phát triển rừng (BV-PTR) tỉnh Bình Phước cho biết, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở tỉnh có những thuận lợi, đó là toàn bộ diện tích đất rừng tự nhiên của tỉnh phân bố trên lưu vực 3 sông lớn là Sông Bé, Đồng Nai và Sông Sài Gòn.

Đây là những lưu vực có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và duy trì nguồn nước SX và nước sinh hoạt ở khu vực miền Đông Nam bộ, có tiềm năng cho SX thủy điện.

Bên cạnh đó, rừng trên địa bàn tỉnh có khả năng cung ứng cả 5 loại DVMTR, góp phần cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

“Từ năm 2013, tỉnh Bình Phước bắt đầu triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Đây là trách nhiệm xã hội của DN khi sử dụng cả nguồn nước và lưu vực sông.

Thực tế mức phí hiện áp dụng đối với các DN SX thủy điện là rất thấp.

Để kế hoạch thu, chi được đảm bảo, thời gian qua Quỹ thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp.

Mặt khác, tăng cường công tác vận động các công ty thực hiện nghiêm các điều khoản trong Nghị định số 99 của Chính phủ.

Ðồng thời, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định các chương trình, dự án, phi dự án để hỗ trợ đầu tư khi có nguồn vốn thu được.

Ngoài ra, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, giám sát các đối tượng cung ứng DVMTR theo đúng quy định và thực hiện việc chi trả DVMTR đến các chủ rừng”, ông Lộc nói.

Cải thiện sinh kế

Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh đã có những tác động tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Đó là tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép giảm hẳn.

Môi trường rừng từng bước được cải thiện, tăng khả năng phòng hộ, điều tiết và duy trì nguồn nước cho các cơ sở sử dụng DVMTR.

“Thực hiện chính sách chi trả DVMTR không những tạo nguồn tài chính góp phần đầu tư trực tiếp vào việc bảo vệ và phát triển rừng, giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa nghề rừng.

Qua đó còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc phát triển tài nguyên rừng, cải thiện môi trường sống, hạn chế các hành vi gây tổn hại đến rừng góp phần nâng cao chất lượng DVMTR”, ông Trần Văn Lộc cho biết.

Hiện nay, toàn bộ diện tích rừng của VQG Bù Gia Mập đã được giao khoán cho 13 cộng đồng thôn bản, gồm 150 hộ đồng bào dân tộc thiểu số S’tiêng ở hai xã Đắk Ơ và Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và 3 đơn vị bộ đội đóng chân trên địa giới Vườn.

Theo đó, với mức chi trả DVMTR 180.000 đồng/ha/năm thì một hộ dân được nhận khoán bình quân 40 ha rừng sẽ nhận 11.200.000 đồng/năm.

“Số tiền DVMTR được nhận chiếm khoảng 15-20% trong cơ cấu thu nhập của một hộ dân.

Nếu xét về giá trị sử dụng thì nguồn thu nhập này còn thấp so với biến động giá cả, thị trường chung hiện nay, nhưng với người lao động nghề rừng thì không hề nhỏ”, ông Lộc nói.

Anh Điểu Phong, 33 tuổi, một hộ nhận khoán bảo vệ rừng thôn 3, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập cho biết hai vợ chồng có 3 đứa con còn nhỏ.

Hồi trước không có đất làm nên khổ lắm, lúc nào cũng thiếu ăn.

Mấy năm nay được giao bảo vệ rừng, có thu nhập nên hết đói rồi.

Mừng lắm.

Ngoài được trả tiền, anh chị còn có nguồn thu khác trong khoảnh rừng được giao như măng, rau, củ, quả rừng, cá suối… nữa.

Trước đây rừng bị người ta phá dữ lắm, nhưng mấy năm nay do có anh em bảo vệ nên rừng không còn bị phá.

Cũng theo ông Trần Văn Lộc, chính sách chi trả DVMTR đã đi vào cuộc sống, các đối tượng được hưởng lợi từ DVMTR đã chi trả tiền DVMTR ủy thác qua Qũy BV-PTR các cấp.

Thực hiện chính sách này phản ánh mối liên kết kinh tế mang tính bền vững giữa bên sử dụng và bên cung ứng DVMTR.

Mặt khác, rừng trong vùng nhờ hưởng chính sách chi trả DVMTR được bảo vệ tốt hơn, đời sống người lao động nghề rừng được cải thiện, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị tại địa phương.

Ngoài ra, bên sử dụng DVMTR (nhà máy thủy điện, cơ sở SX nước sạch) có nguồn nước đảm bảo cho việc SX điện năng, nước sạch phục vụ cho đời sống nhân dân, tạo ra giá trị kinh tế lớn cho doanh nghiệp.

Bên cung ứng DVMTR (các chủ rừng, hộ, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng, cộng đồng…) được trả tiền bằng chính kết quả lao động của mình, giá trị lao động của người lao động làm nghề rừng đã trở thành hàng hóa.

Theo Quỹ BV-PTR Bình Phước, tính đến nay đã xác định được 19 đơn vị sử dụng DVMTR của tỉnh, gồm: 7 cơ sở SX thủy điện trong đó 5 cơ sở do Quỹ Trung ương điều tiết, 10 cơ sở SX nước sạch trong đó 7 cơ sở do Quỹ Trung ương điều tiết và 2 tổ chức kinh doanh du lịch.

Từ khi thành lập (năm 2012) đến nay, Quỹ BV-PTR tỉnh đã thu được trên 68 tỷ đồng tiền ủy thác chi trả DVMTR từ các cơ sở, tổ chức sử dụng DVMTR.

Đây là nguồn tiền có ý nghĩa để thực hiện chi hỗ trợ công tác BV-PTR, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh.

Trong tương lai, nguồn kinh phí thu từ các cơ sở sử dụng DVMTR sẽ là nguồn tài chính chủ yếu phục vụ chi trả cho công tác BV-PTR của tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Anh Hồ Tấn Tân Trồng Sen Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Anh Hồ Tấn Tân Trồng Sen Đạt Hiệu Quả Kinh Tế

Năm 2009, anh Tân đầu tư 300 ngàn đồng để trồng sen trên 2 sào ruộng. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, bón phân đúng quy trình nên ruộng sen của anh Tân phát triển nhanh và cho thu hoạch mỗi năm 3 vụ. Sản phẩm thu được từ cây sen như ngó sen, búp sen, hạt sen…

29/07/2013
Chọn Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú Chọn Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú

Cảnh báo của các nhà khoa học, doanh nghiệp về mối nguy hại của con tôm thẻ chân trắng (TTCT), cũng như lợi thế của con tôm sú, đã chứng minh vai trò, tầm quan trọng của con tôm sú đối với sự phát triển của nghề nuôi và xuất khẩu thủy sản. Do vậy, vấn đề đặt ra là Bạc Liêu làm gì để phát huy thế mạnh này và giúp con tôm sú không ngừng nâng cao giá trị.

09/09/2013
Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm

Từ nguồn vốn Chương trình 30a, cơ quan chức năng đã chọn hộ ông Lê Xuân Dũng (ở thôn Minh Xuân, xã Long Mai, huyện Minh Long, Quảng Ngãi) để hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá thác lác cườm.

30/07/2013
Trồng Ớt Giảm Nghèo Bền Vững Trồng Ớt Giảm Nghèo Bền Vững

Ớt là loài cây gia vị được nông dân trồng rộng rải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đối với nhiều người nếu bữa ăn thiếu ớt sẽ thiếu sự ngon miệng. Theo các nhà khoa học, nếu sử dụng liều lượng vừa phải, ớt giúp tiêu hoá tốt, bổ sung vitamin có lợi cho cơ thể. Hàng ngàn hộ nông dân Ninh Thuận trồng ớt góp phần giảm nghèo bền vững.

30/07/2013
Lợi Ích Kép Từ Nuôi Cá - Lúa Vụ 3 Lợi Ích Kép Từ Nuôi Cá - Lúa Vụ 3

Phong trào nuôi cá lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua đạt kết quả rất khả quan. Ngoài hiệu quả về kinh tế, nâng cao đời sống cho người nông dân, còn làm tăng độ phì nhiêu cho đất và giảm chi phí cải tạo đất, phân bón cho vụ Đông Xuân tiếp theo. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có.

10/09/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.