Hàn Quốc đứng đầu về nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam

Tính đến ngày 15/9, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt giá trị 110,3 triệu USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Riêng bạch tuộc đông lạnh Việt Nam chiếm 31% tỷ trọng nhập khẩu vào Hàn Quốc.
Trong nhóm hàng nhuyễn thể chân đầu, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều nhất là bạch tuộc đông lạnh, tiếp đến là mực đông lạnh.
Trong khi nhập khẩu bạch tuộc đông lạnh tăng trưởng dương và đứng đầu trong nhóm hàng nhuyễn thể chân đầu thì bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh của Hàn Quốc lại đang có xu hướng sụt giảm.
Hàn Quốc nhập khẩu mực sống, tươi, ướp lạnh từ 2 nước là Nhật Bản và Thái Lan.
Trong khi đó nước này nhập khẩu mực đông lạnh từ gần 20 nước trên thế giới; trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam.
Hàn Quốc cũng nhập khẩu bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh từ 4 nước gồm Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam, nhưng Việt Nam là nước xuất khẩu ít nhất mặt hàng này vào thị trường Hàn Quốc.
Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu được 292,7 triệu USD mực, bạch tuộc.
Thị trường đứng thứ hai nhập khẩu các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam là Nhật Bản với gần 71 triệu USD, chiếm 24,2% tỷ trọng. Tiếp theo là EU và ASEAN với tỷ trọng lần lượt là 13,8% và 13%.
Related news

Tuy mới xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường, nhưng giống ngô (bắp) chuyển gen vụ hè thu 2015 ở vùng Đông Nam bộ được nhà phân phối bán giá cao gấp 2 lần so với giống ngô lai thông thường.

Năm nay đã qua đầu tháng 6 mà nhiều hộ ở xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân còn thu hoạch điều cuối vụ trong vườn. “Không chỉ cuối mùa điều thưa thớt, mà mấy tháng thu hoạch điều rộ vừa qua năng suất điều cũng thấp lắm”, nhiều người dân ở đây cho hay.
Những ngày gần đây, trên các nẻo đường của TP.HCM tràn ngập các loại trái cây mùa hè. Đang vào mùa thu hoạch rộ nên thị trường bị ế ẩm và rớt giá mạnh. Rất nhiều loại trái cây chỉ vài ngàn đồng/kg và được đổ đống bán từ chợ, các xe bán dạo cho đến các vỉa hè.

Việc WWF Thụy Sỹ đưa cá tra trở lại vào danh sách đỏ là không đúng và do lỗi kỹ thuật từ bộ phận quản lý website của WWF quốc tế
1kg ớt loại được các cơ sở ở Phù Mỹ, Bình Định mua với giá 22.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong 3 năm trở lại đây và cao gấp đôi so với vụ trước.