Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ham bán hàng, nông sản Việt bị chơi xấu

Ham bán hàng, nông sản Việt bị chơi xấu
Ngày đăng: 14/10/2015

Theo ông Nam, Singapore, Dubai, Trung Quốc tìm cách mua hàng hóa từ Việt Nam nhưng phần lớn giao dịch được đặt vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu trong nước theo phương thức trả chậm (20 ngày sau mới trả), hoặc thanh toán sau khi nhận hàng.

Với những điều kiện thanh toán nói trên, ông Nam cho rằng nguy cơ các doanh nghiệp trong nước sẽ bị trả lại hàng, bị đối tác tìm cách chê sản phẩm có “vấn đề”, hay cố tình đánh giá thấp chất lượng cà phê, tiêu, điều, gạo… để ép giá xuống thấp hơn giáđã mua khi lượng hàng tồn kho của các nhà đầu cơ còn quá nhiều, hoặc khi họ không bán được hàng.

“Tôi biết có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước không những đã xuất khẩu với giá rất thấp cho nhà mua hàng Trung Quốc mà còn đồng ý cả phương thức 15 ngày sau mới thanh toán tiền.

Nhưng đến khi đối tác này không chịu trả tiền, cũng không chịu trả hàng thì các doanh nghiệp của ta cũng không biết làm gì hơn vì gạo đã nằm… trong kho người ta rồi”, ông Nam thông tin.

Vicofa cũng cho biết thêm hiện đang có hàng trăm container tiêu, điều, cà phê bị trả về từ thị trường Dubai do giới đầu cơ nước này bán hàng không được nên tìm cách “đẩy về”.

Ông Nam cho rằng để tránh những trường hợp đáng tiếc nói trên, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đừng vì sốt ruột không bán được hàng mà chọn các phương thức thanh toán không theo chuẩn mực hóa quốc tế.

Vì thực tế vẫn có nhiều nhà mua hàng đồng ý chịu đặt cọc, mở L/C khi giao dịch với các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trong nước.

Điều này cho thấy chính bản thân người mua hàng cũng có sự phân biệt đối với người bán hàng, kiểu nào họ cũng có thể giao dịch được, muốn “chợ trời” cũng có, mà muốn theo chuẩn mực quốc tế cũng có. “Phương thức thanh toán rất quan trọng.

Cần chuẩn mực hóa phương thức thanh toán vì những khách hàng nghiêm túc thì không thể nào cạnh tranh được với những khách hàng cố tình tạo ra các phương thức, cơ chế mới.

Mà thường những phương thức không theo chuẩn mực nào thì rất nguy hiểm.

Nó làm rối loạn thị trường hàng hóa xuất khẩu của chính chúng ta.

Và chính chúng ta tự làm mất giá sản phẩm của chính mình”, ông Nam cảnh báo.


Có thể bạn quan tâm

Thành công từ mô hình nuôi cá Thành công từ mô hình nuôi cá

Từ 1ha đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Huỳnh Văn Sơn (ấp Long Phước, Long Mỹ - Mang Thít - Vĩnh Long) đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.

14/10/2015
Ðậm đà cá suối Sa Pa Ðậm đà cá suối Sa Pa

Dọc theo Quốc lộ 4D từ xã Tòng Sành (Bát Xát) lên đến thị trấn Sa Pa (Sa Pa), du khách thường gặp đồng bào dân tộc Mông, Dao đỏ bán những xâu cá suối tươi vừa bắt dưới suối lên. Cá suối Sa Pa là món ăn dân dã mà hấp dẫn.

14/10/2015
Tiến bộ kỹ thuật trong khai thác hải sản xa bờ Tiến bộ kỹ thuật trong khai thác hải sản xa bờ

Đến nay, nghề đánh bắt thủy sản của nước ta vẫn là một nghề hết sức quan trọng, tạo công ăn việc làm cho hơn 400.000 lao động trực tiếp trên biển và hàng triệu nhân khẩu ăn theo các dịch vụ đi kèm khác.

14/10/2015
Hội nghị khoa học ngành Thủy sản toàn quốc lần thứ VI Hội nghị khoa học ngành Thủy sản toàn quốc lần thứ VI

Sáng 12/10, tại Nha Trang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã tổ chức Hội nghị Khoa học ngành Thủy sản toàn quốc năm 2015 lần thứ VI.

14/10/2015
Ngành chăn nuôi tìm hướng trụ vững trong TPP Ngành chăn nuôi tìm hướng trụ vững trong TPP

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất đàm phán, càng gia tăng thêm áp lực phải đổi mới mạnh mẽ ngành chăn nuôi trong nước.

14/10/2015