Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ham bán hàng, nông sản Việt bị chơi xấu

Ham bán hàng, nông sản Việt bị chơi xấu
Publish date: Wednesday. October 14th, 2015

Theo ông Nam, Singapore, Dubai, Trung Quốc tìm cách mua hàng hóa từ Việt Nam nhưng phần lớn giao dịch được đặt vấn đề với doanh nghiệp xuất khẩu trong nước theo phương thức trả chậm (20 ngày sau mới trả), hoặc thanh toán sau khi nhận hàng.

Với những điều kiện thanh toán nói trên, ông Nam cho rằng nguy cơ các doanh nghiệp trong nước sẽ bị trả lại hàng, bị đối tác tìm cách chê sản phẩm có “vấn đề”, hay cố tình đánh giá thấp chất lượng cà phê, tiêu, điều, gạo… để ép giá xuống thấp hơn giáđã mua khi lượng hàng tồn kho của các nhà đầu cơ còn quá nhiều, hoặc khi họ không bán được hàng.

“Tôi biết có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước không những đã xuất khẩu với giá rất thấp cho nhà mua hàng Trung Quốc mà còn đồng ý cả phương thức 15 ngày sau mới thanh toán tiền.

Nhưng đến khi đối tác này không chịu trả tiền, cũng không chịu trả hàng thì các doanh nghiệp của ta cũng không biết làm gì hơn vì gạo đã nằm… trong kho người ta rồi”, ông Nam thông tin.

Vicofa cũng cho biết thêm hiện đang có hàng trăm container tiêu, điều, cà phê bị trả về từ thị trường Dubai do giới đầu cơ nước này bán hàng không được nên tìm cách “đẩy về”.

Ông Nam cho rằng để tránh những trường hợp đáng tiếc nói trên, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đừng vì sốt ruột không bán được hàng mà chọn các phương thức thanh toán không theo chuẩn mực hóa quốc tế.

Vì thực tế vẫn có nhiều nhà mua hàng đồng ý chịu đặt cọc, mở L/C khi giao dịch với các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trong nước.

Điều này cho thấy chính bản thân người mua hàng cũng có sự phân biệt đối với người bán hàng, kiểu nào họ cũng có thể giao dịch được, muốn “chợ trời” cũng có, mà muốn theo chuẩn mực quốc tế cũng có. “Phương thức thanh toán rất quan trọng.

Cần chuẩn mực hóa phương thức thanh toán vì những khách hàng nghiêm túc thì không thể nào cạnh tranh được với những khách hàng cố tình tạo ra các phương thức, cơ chế mới.

Mà thường những phương thức không theo chuẩn mực nào thì rất nguy hiểm.

Nó làm rối loạn thị trường hàng hóa xuất khẩu của chính chúng ta.

Và chính chúng ta tự làm mất giá sản phẩm của chính mình”, ông Nam cảnh báo.


Related news

CCB Lường Văn Tụi Làm Kinh Tế Giỏi CCB Lường Văn Tụi Làm Kinh Tế Giỏi

Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn huyện Mường Ảng đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Trong đó có ông Lường Văn Tụi ở bản Bua, xã Ẳng Tở phát triển kinh tế mô hình VAC. Hàng năm mô hình kinh tế của ông cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Friday. December 5th, 2014
Hội Nông Dân Tỉnh Đưa Nguồn Vốn Ưu Đãi Tới Hội Viên, Nông Dân Hội Nông Dân Tỉnh Đưa Nguồn Vốn Ưu Đãi Tới Hội Viên, Nông Dân

Với nhiều hoạt động thiết thực giúp hội viên nông dân vươn lên phát triển kinh tế, nổi bật là hoạt động ủy thác cho vay vốn, Hội Nông dân tỉnh đã trở thành “cầu nối” quan trọng đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ đó góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Friday. December 5th, 2014
Xúc Tiến Thương Mại Xúc Tiến Thương Mại "Kích" Tăng Trưởng Rau Quả Xuất Khẩu

Con số mà ông Hương cập nhật đến hết tháng 5/2014 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước trong 5 tháng đã đạt 472 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2013. Với con số này, rau quả Việt Nam tiếp tục giữ vững uy tín và vị thế tại những thị trường chủ lực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…

Wednesday. July 16th, 2014
Lợi Nhuận 143 Triệu Đồng/vụ/máy Gặt Đập Liên Hợp Lợi Nhuận 143 Triệu Đồng/vụ/máy Gặt Đập Liên Hợp

Diện tích thu hoạch mỗi vụ trong năm từ 90-120ha/máy, nếu tính trung bình khoảng 100ha/máy ở 2 vụ chính là Đông xuân và Hè thu, thì với giá thu hoạch lúa bằng máy khoảng 300.000 đồng/công, sẽ cho nguồn thu mỗi máy/vụ là 300 triệu đồng.

Thursday. July 17th, 2014
Ưu Tiên Nông Sản Thực Phẩm An Toàn Ưu Tiên Nông Sản Thực Phẩm An Toàn

Từ năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP áp dụng trên các loại nông thủy sản Việt Nam. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp cũng từng bước triển khai áp dụng cho người nông dân thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để tiến đến tiêu chuẩn GlobalGAP và một số tiêu chuẩn bắt buộc khác của các nhà nhập khẩu.

Friday. December 5th, 2014