Gỡ vướng mắc để thu hút doanh nghiệp đầu tư
Cần xóa bỏ mọi vướng mắc trong tổ chức, thủ tục, thuê đất đai, đăng ký kinh doanh, có chính sách miễn giảm các loại thuế, phí để khuyến khích các hộ chuyên, các hộ ngành nghề đăng ký kinh doanh dưới dạng doanh nghiệp để yên tâm mở rộng sản xuất.
Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư và tạo việc làm tại các vùng nông thôn.
Đơn giản hóa tối đa các thủ tục, chi phí liên quan tới đăng ký thành lập doanh nghiệp. Ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt (đất đai, tín dụng, thuế...) cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại chỗ, ký hợp đồng lao động dài hạn, có đào tạo dạy nghề cho lao động sau khi tuyển dụng.
Ưu tiên phát triển nhóm doanh nghiệp làm dịch vụ (doanh nghiệp tổ chức sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nông sản, du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp) và doanh nghiệp chế biến công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng từ các phụ phẩm các ngành hàng có lợi thế tại các vùng nông thôn…
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn xã Lương Hòa (Giồng Trôm) thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Trong đó, hộ ông Nguyễn Văn Trung, sinh năm 1962, ở ấp Phong Điền, thí điểm thành công mô hình trồng dưa gang, đạt hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhưng gần 100 hộ dân tham gia HTX Sản xuất và kinh doanh rau an toàn ở thôn 6, xã Nghĩa Dũng (TP Quảng Ngãi) vẫn kiên trì theo đuổi và từng bước khẳng định được thương hiệu rau an toàn của địa phương mình.
Thôn Đồng Giàn, xã Đội Bình (Yên Sơn) là thôn thuần nông, có hơn 95% dân số là người dân tộc Cao Lan. Trước năm 1999, thôn có số hộ nghèo nhiều nhất xã với hơn 55% tổng số hộ. Hơn 10 năm qua, bà con đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành, đa nghề. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.
Năm 2013, toàn huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) trồng được 111,27 ha ớt chỉ thiên xuất khẩu. Năng suất đạt 76 tạ một ha được tính là cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng đạt 855,5 tấn, tăng gần gấp đôi so với năm 2012. Hiện nay trung bình mỗi kg ớt tươi được tư thương mua với giá 15 đến 20 ngàn đồng. Nhận thấy tiềm năng cây ớt xuất khẩu, huyện Chi Lăng đã xây dựng đề tài khoa học trồng và phát triển cây ớt tạo thành vùng hàng hóa.
Thượng Giáp là một trong 8 xã phía Bắc của huyện vùng cao Nà Hang, có thế mạnh về phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu trong xã luôn duy trì từ 720 - 800 con; đàn bò từ 250 - 300 con, bình quân mỗi hộ dân trong xã nuôi từ 2 - 3 con trâu, bò.